TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2019

16/08/2019 06:50
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2019

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 6/2019 giảm trở lại, đạt 805 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng trước đó và tăng 7,43% với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 580 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 5/2019 và tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2018.

 XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 6/2019 giảm trở lại, đạt 805 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng trước đó và tăng 7,43% với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 580 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 5/2019 và tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2018.

6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 4,82 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,398 tỷ USD, tăng 17,9% so với tháng 6 tháng đầu năm 2018.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong 6 tháng đầu năm 2019 duy trì mức tăng trưởng khá cao, tăng nhe so với dự báo trước đó; đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 355 triệu USD, giảm 14,2% so với tháng trước đó tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 326 triệu USD, giảm 8,42% so với tháng trước đó.

6 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 2,08 tỷ USD, tăng 16,64% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 43,16% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,89 tỷ USD, tăng 17,38% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 55,64% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực giảm trở lại so với tháng trước đó. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc giảm tới 29,74% và giảm 13,31%. Bên cạnh đó giảm nhẹ tại thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh.

6 tháng năm 2019, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 2,25 tỷ USD, tăng tới 32,61% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới 47% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Bên cạnh đó, nhiều thị trường cũng ghi nhận mức tăng trưởng rất cao như Nhật Bản, Anh, Hà Lan, Đức….

Ngược lại, trong 6 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường Australia và Maylaysia lại giảm khá mạnh, lần lượt giảm 20% và giảm 31,81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 6/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 6 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1:  Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 6 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan) (* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê)

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt 218 triệu USD, giảm 9,1% so với tháng trước đó và tăng 14,16% so với tháng 6/2018.

6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,233 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 3,586 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 6/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 64 triệu USD, giảm 14,68% so với tháng trước đó.

6 tháng đầu năm năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 364 triệu USD, tăng 20,86% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm chiếm 29,49% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của toàn ngành.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 6/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm trở lại so với tháng trước đó. Trong đó,  giảm mạnh từ thị trường Thái Lan, Chile, Pháp và Malaysia. Ngược lại, thị trường Campuchia vẫn tăng rất mạnh, đạt 5,18 triệu USD, tăng tới gần 186% so với tháng 5/2019.

6 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá so với cùng kỳ ngoái. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, đạt 252 triệu USD, tăng tới 35,58% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia vẫn giảm tới 59,92%; Malaysia giảm 24,57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 6/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 6 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 6 tháng năm 2019

(ĐVT: 1.000 USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan) * tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê)

Gỗ Việt - Số 113 tháng 7 năm 2019