TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2019
Trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 9,526 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sẽ lần đầu tiên gia nhập Top những mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD – một thành tựu ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành.
XUẤT KHẨU
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam giảm nhẹ trở lại trong tháng 11/2019 giảm nhẹ trở lại sau khi tăng rất mạnh trong tháng 10/2019, đạt 958 triệu USD, giảm 7,6% so với tháng trước đó.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn duy trì ở mức cao, đạt 755 triệu USD, tăng 1% so với tháng 10/2019.
Lũy kế, trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 9,526 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sẽ lần đầu tiên gia nhập Top những mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD – một thành tựu ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,929 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 72,77% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG ngày tăng.
Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019
(ĐVT: triệu USD)
(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tháng 11/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 435 triệu USD, giảm 4,45% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 415 triệu USD, giảm 1,55% so với tháng 10/2019.
Lũy kế trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 4,217 tỷ USD, tăng 18,84% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 44,27% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,878 tỷ USD, tăng 20,23% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 90,88% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDI và chiếm 55,96% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.
Thị trường xuất khẩu
Tháng 11/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường đều giảm trở lại so với tháng trước đó. Trong đó, thị trường Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt giảm tới 27,42% và 43,14%. Duy nhất thị trường Canada và Pháp vẫn tăng khá mạnh, lần lượt tăng 38,44% và tăng 21,38%.
Trong 11 tháng năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 4,7 tỷ USD, bỏ xa các thị trường đứng sau là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 11/2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019
(ĐVT:1.000 USD)
(* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2019 tiếp tục tăng nhẹ, đạt gần 220 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đạt 2,301 tỷ USD, tăng 9,9% so vơi 11 tháng năm 2018
Như vậy, trong 11 tháng năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 7,224 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG – mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp FDI
Tháng 11/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng, đạt 74 triệu USD, tăng 7% so với tháng trước đó.
Trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 700 triệu USD, tăng 17,4% so với 11 tháng năm 2018. Như vậy, trong 11 năm 2019, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,517 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Thị trường cung ứng
Tháng 11/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Trung Quốc, Chile, Newzealand và Pháp tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 16,77%; 48,68%; 60,71% và tăng 46,75% so với tháng trước đó. Ngược lại, giảm mạnh trừ thị trường Brazil và Đức.
Trong 11 tháng năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 574 triệu USD, tăng tới 45,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 11 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng trưởng so với 11 tháng năm 2018.
Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 11/2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2019
(ĐVT: 1.000 USD)
(* tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Gỗ Việt Số 118- tháng 12 năm 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 QUÝ NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 8 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu