TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 QUÝ NĂM 2019

09/12/2019 05:53
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 QUÝ NĂM 2019

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam giảm nhẹ trở lại trong tháng 9/2019 đạt 826 triệu USD, giảm 7,8% so với tháng trước đó.  Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 693 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng 8/2019.

 XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam giảm nhẹ trở lại trong tháng 9/2019 đạt 826 triệu USD, giảm 7,8% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 693 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng 8/2019.

Trong 3 quý năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt trên 7,522 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,394 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG tăng so với mức tỷ trọng của cùng kỳ năm ngoái là 69,7%

Như vậy, đúng như dự báo. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đang tăng trưởng rất khả quan. Trong đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 -2019

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI cũng giảm nhẹ trở lại, đạt 388 triệu USD, giảm 6,82% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 358 triệu USD, giảm 5,43% so với tháng 8/2019.

Trong 3 quý năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 3,309 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,021 tỷ USD, tăng 19,36% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Trong đó, thị trường Nhật Bản giảm 27,01%; Anh giảm 12,84%; Canada giảm 12,47%... so với tháng trước đó. Ngược lại, vẫn ghi nhận mức tăng cao tại thị trường Đức tăng 30,12% và thị trường Đài Loan tăng 17,75% so với tháng 8/2019.

Trong 3 quý năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 3,65 tỷ USD; tăng 33,63% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 67,63% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Nhật Bản, Anh, Canada, Đức và Đài Loan cũng đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn ngành.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 9/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

(* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

 NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 9/2019 tiếp tục giảm, đạt 199 triệu USD, giảm 9,2% so với tháng trước đó.

Lũy kế trong 3 quý năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đạt 1,874 tỷ USD tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong 3 quý năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 5,648 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 9/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI tăng nhẹ trở lại,  đạt 66 triệu USD, tăng 4,72 so với tháng trước đó.

Trong 3 quý năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 558 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

Như vậy, trong 3 quý năm 2019, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 2,75 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Thị trường cung ứng

Tháng 9/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ, Đức, Brazil, Pháp giảm rất mạnh. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Thailand, Newzealand lại tăng mạnh.

Trong 3 quý  năm 2019, Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 26% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG  của cả nước. Ngoài ra, đây cũng là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng rất ấn tượng, lần lượt tăng tới 41,42% và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Lào và Malaysia giảm rất mạnh, lần lợt giảm 25,94% và giảm 63,09% so với cùng kỳ năm 2018.

 Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 9/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

(ĐVT: 1.000 USD)

(* tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt Số 116 - tháng 10 năm 2019