TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 02/2020

03/04/2020 15:22
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 02/2020

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 02/2020 giảm trở lại, đạt 746 triệu USD, giảm 10,6% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng 86,17% so với tháng 02/2019 (mức tăng rất cao này do cùng kỳ năm ngoái trùng với Tết AL).

XUẤT KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 02/2020 giảm trở lại, đạt 746 triệu USD, giảm 10,6% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng 86,17% so với tháng 02/2019 (mức tăng rất cao này do cùng kỳ năm ngoái trùng với Tết AL).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 530 triệu USD, giảm 12,7% với tháng 01/2020 và tăng 102,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Lũy kế trong 02 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 1,578 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,137 tỷ USD, tăng 13,9% so với 02 tháng năm 2019; chiếm 72,08% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG – tỷ lệ này của cùng kỳ năm ngoái là 71,93%

Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cả cung - cầu hàng hóa đều sụt giảm. Mặc dù Trung Quốc đang kiểm soát rất tốt tình hình số ca nhiễm mới nhưng dịch bệnh đang bùng phát tại Châu Âu, Hoa Kỳ và chưa có thuốc đặc trị - đều là những thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam, trong đó có mặt hàng G&SPG.

Mặc dù Việt Nam đang chủ động rất tốt về nguồn gỗ nguyên liệu, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm sút sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam giảm tốc độ tăng trưởng – ít nhất là trong nửa đầu năm 2020.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 - 2020

(ĐVT: triệu USD)

 (Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 02/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 317 triệu USD, giảm 4,85% so với tháng 01/2020 và tăng 86,64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 652 triệu USD, tăng 9,02% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 37,9% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 602 triệu USD, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối và chiếm 52,97% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 02/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm khá mạnh so với tháng 01/2020, chỉ tăng duy nhất sang thị trường Nhật Bản – tăng 21,06%.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 808 triệu USD, tăng 26,96% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 51% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang các thị trường châu Âu tăng trưởng yếu: Đức tăng 2,92%; Pháp tăng 1,61%; Anh giảm 12,76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 2:Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 02/2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan

Biểu đồ 3:Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 02 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan

Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong 02 tháng năm 2020

(ĐVT: 1.000 USD)

 (* tháng không xuất hoặc không thống kê; Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

 NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 02/2020 về Việt Nam đạt trên 160 triệu USD, giảm 4,9% so với tháng 01/2020 và tăng tới 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 02 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt trên 329 triệu USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong 02 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất siêu 1,248 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng từ năm 2017 - 2020

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 02/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt tren 59 triệu USD, tăng 14,3% so với tháng 01/2020 và tăng 91,71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 02 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 113 triệu USD, tăng 13,13% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khoảng thời gian trên, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 512 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 02/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Trung Quốc, Lào và Malaysia giảm tất mạnh, lần lượt giảm tới 34,63%; 80,29% và giảm 21,14% so với tháng trước đó.

Ngược lại, tăng rất mạnh từ thị trường Thái Lan, Newzealand, Chile, Australia, Đức…

Trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 02 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần luợt 27% và 16% tổng kim ngạch nhập khẩu. Và cả 02 thị trường này đều ghi nhận mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Chile, Pháp, Malaysia và Brazil lại giảm rất mạnh. Trong đó, thị trường Chile giảm tới 37,02% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 02/2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 2 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2:Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 2 tháng năm 2020

(ĐVT: 1.000 USD)

(* tháng không xuất hoặc không thống kê; Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt số 120, tháng 3/2020