Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp giảm mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp ước tính đạt 216,7 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 89,4 triệu USD, giảm 28,9% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp ước tính đạt 216,7 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2022.
2 tháng đầu năm 2023, tủ dùng trong nhà bếp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp, đạt 102,1 triệu USD, giảm 29,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp.
Mặt hàng tủ bếp xuất khẩu nhiều nhất tới Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2023, đạt 94,4 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủ dùng trong nhà bếp. Tiếp theo là xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Anh, Canada, Australia, Thái Lan…
Xuất khẩu đồ gia dụng nhà bếp đạt 15,8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2023, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022; bàn bếp đạt 6,9 triệu USD, giảm 60,8%; kệ bếp đạt 1,9 triệu USD, giảm 33,8%...
2 tháng đầu năm 2023, mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ đạt 101,7 triệu USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 79,9% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới Mỹ giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này giảm đáng kể, bởi kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ chiếm tỷ trọng lớn. Trong ngắn hạn, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, mặc dù lạm phát của Mỹ có dấu hiệu giảm, nhưng vẫn ở mức cao, khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu chưa được cải thiện.
Ngoài thị trường Mỹ, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Anh…đều có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.
Kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, do đó đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp.
Để cải thiện hoạt động xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng tốt các hiệp định thương mại đã ký kết. Ngoài ra, cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trƣờng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường
truyền thống, cụ thể là thị trường Ả rập Xê Út, Ấn Độ…
Gỗ Việt
- Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam chiếm chưa tới 2% tổng trị giá nhập khẩu của Thụy Sỹ
- Những gam màu Gỗ dán Việt Nam 2022 và Kỳ vọng 2023
- Ngành gỗ bộn bề khó khăn, dự báo sức mua giảm 50%
- Đức tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
- Dự báo, 3 tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh sẽ giảm
- Australia giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á giảm mạnh
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Bỉ tăng
- Quý I/2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi tăng trở lại
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tăng nhẹ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu