Xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tăng nhẹ
Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ trong tháng 3/2022 đạt 225 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 3/2021. Tính chung, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ ước đạt 578 triệu USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Tổng cục Hải quan, giường, bộ phận giường và tủ dùng trong phòng ngủ là 2 mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 84,6% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giường và bộ phận giường đạt 200,6 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Mặt hàng giường và bộ phận giường xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ, đạt 156,3 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giường và bộ phận giường.
Tiếp theo là tủ dùng trong phòng ngủ đạt 98,5 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng tủ dùng trong phòng ngủ xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ đạt 86,2 triệu USD, tăng1,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 87,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủ dùng trong phòng ngủ.
Ngoài ra, còn một số mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ khác cũng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2022 nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ như: Tủ đầu giường, bàn dùng trong phòng ngủ, bàn trang điểm, nôi, tủ áo, kệ dùng trong phòng ngủ…
Trong 2 tháng đầu năm 2022, đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ, với kim ngạch chiếm 286,9 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 81,2% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ. Mỹ là thị trường chủ lực đối với mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh góp phần thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng tốt trong năm 2022. Ngoài ra, mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ còn xuất khẩu tới các thị trường khác nhưng kim ngạch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong 2 tháng đầu năm 2022 như Nhật Bản, Canada, Anh, Hàn Quốc và EU…
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ trong tháng 3/2022 đạt 225 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 3/2021. Tính chung, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ ước đạt 578 triệu USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngành gỗ nói chung và mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ nói riêng, mặc dù kín đơn hàng đến quý III/2022, thậm chí hết năm, nhưng hàng loạt vấn đề về giá nguyên liệu sản xuất, chi phí logistics tăng cao... khiến nhiều doanh nghiệp ngành hàng này chịu áp lực lớn.
Hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào cao mặc dù 70% nguyên liệu của ngành gỗ nội thất Việt Nam được sử dụng bằng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, chi phí giá nhân công và logistics cũng tăng. Trong đó, giá logistics chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn leo thang do khủng hoảng bởi xung đột giữa Nga và Ucraina. Do đó, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cũng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, ứng phó hiệu quả trong các vụ kiện về phòng vệ thương mại.
Gỗ Việt
- RCEP và cơ hội của ngành gỗ
- Bình Dương dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021
- Tập đoàn Cao su sẽ chuyển đổi 100.000 ha đất để làm khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao
- Việt Nam chỉ cung cấp 1% tổng lượng đồ nội thất Nga nhập khẩu
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng khá
- Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung
- Thị trường đồ gỗ toàn cầu sẽ đạt trên 500 tỷ USD trong năm 2022
- Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào EU tăng nhưng thị phần tại thị trường này lại giảm
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng mạnh trong tháng 1/2022
- Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 20 tỷ USD
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng