Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng mạnh trong tháng 1/2022
Tiếp nối thành công trong năm 2021, tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tiếp tục tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong năm 2021 đạt 254,44 triệu USD tăng 14,5% so với năm 2021. Trong tháng 1/2022 đạt 30,7 triệu USD, tăng 11,6% so với tháng 12/2021, tăng 47,7% so với tháng 1/2021. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 0,5 điểm phần trăm so với tháng 01/2021. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG vào thị trường Anh dần phục hồi sau tác động của đại dịch Covid -19
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh năm 2017 – 2020 (USD)
Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Trong bối cảnh Covid-19 và khủng hoảng vỏ container kéo dài, cộng với cước phí vận chuyển đường biển tăng hơn 10 lần, tuy nhiên, trong năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh tăng trưởng ấn tượng.
Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Anh, đồ nội thất bằng gỗ là nhóm hàng xuất khẩu chính với kim ngạch chiếm 92,1% tổng kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Anh.
Hiệp định UKVFTA đóng vai trò quan trọng, ngành gỗ cũng hưởng lợi khi nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%), giúp cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường Anh.
Hiệp định UKVFTA cũng sẽ giúp cân bằng lợi thế trong sân chơi thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh, đồng thời gia tăng tính minh bạch về tiêu chuẩn chất lượng. Từ đây, thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn Anh quốc sẽ giúp hàng hóa Việt Nam trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ dễ dàng tiếp cận với nhiều thị trường khác. UKVFTA không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh mà còn tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ.
Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ. Để khai thác hiệu quả lớn từ Hiệp định UKVFTA, các doanh nghiệp ngành gỗ cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 20 tỷ USD
- Ngành gỗ Đồng Nai đứng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước
- Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng 22,4%
- Nhật Bản giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Việt Nam có nhiều dư địa để xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam tiếp tục tăng
- Nỗi lo của các nhà sản xuất đồ gỗ
- Malaysia tăng cường sản xuất đồ nội thất từ gỗ cao su
- Trung Quốc tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Việt Nam
- Dự báo thị trường đồ nội thất bằng gỗ của châu Âu tăng trưởng bình quân 5%/năm đến năm 2026