Việt Nam có nhiều dư địa để xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh
Trong 10 tháng năm 2021, Anh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 303,7 triệu USD, tăng 35,7%, chiếm 7,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh. Việt Nam có nhiều dư địa để xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường này.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh trong giai đoạn năm 2016 – 2020 đạt trung bình 5,17 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 2,7%/năm.
Năm 2020, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 5,6 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019. 10 tháng năm 2021, trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Anh đạt 4,03 tỷ USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh vẫn tăng mạnh.
Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho thị trường Anh trong 10 tháng năm 2021, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 63,4% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 42,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh.
Các thị trường cung cấp lớn tiếp theo là thị trường Ba Lan đạt 431,5 triệu USD, tăng 24,2%, chiếm 10,7%; Việt Nam đạt 303,7 triệu USD, tăng 35,7%, chiếm 7,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh.
Anh nhập khẩu chủ yếu mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn; ghế khung gỗ trong 10 tháng năm 2021, trị giá nhập khẩu 2 mặt hàng này chiếm 75,5% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trong đó dẫn đầu là trị giá nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 1,8 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 10 tháng năm 2021, Anh tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp, đạt 188,3 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.
Có nhiều thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ vào thị trường Anh. Trước hết là nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh tại Anh ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh từ Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặt khác, sau Brexit, quan hệ giao thương mới giữa Anh và EU không còn thuận lợi như trong một thị trường chung, do đó các doanh nghiệp Anh chủ động tìm các nguồn cung ứng mới và thị trường mới, trong đó có Việt Nam.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam tiếp tục tăng
- Nỗi lo của các nhà sản xuất đồ gỗ
- Malaysia tăng cường sản xuất đồ nội thất từ gỗ cao su
- Trung Quốc tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Việt Nam
- Dự báo thị trường đồ nội thất bằng gỗ của châu Âu tăng trưởng bình quân 5%/năm đến năm 2026
- Doanh nghiệp gỗ: Lo lỡ mùa hàng mới
- Malaysia đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất sang các thị trường tiềm năng
- Làng nghề gỗ và “bão” dịch Covid-19
- Trung Quốc gia hạn miễn thuế đối với gỗ cứng nhập khẩu từ Mỹ đến tháng 4/2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2021
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu