Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2021
Dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản giảm liên tiếp trong tháng 8 và 9/2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19tuy nhiên, trong những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ khả quan hơn nhờ việc nới lỏng giãn cách của Chính phủ tại nhiều địa phương.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 8/2021 đạt 96,2 triệu USD, giảm 17,2% so với tháng 8/2020. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 931,4 triệu USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chính xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 341,2 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 8 tháng đầu năm 2021, trừ mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ. Dẫn đầu là kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 91,98 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 81,3 triệu USD, tăng 7,2%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 63,9 triệu USD, giảm 16,2%...
Mặt hàng dăm gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 325,3 triệu USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là gỗ, ván và ván sàn đạt 117,3 triệu USD, tăng 27,1%...
Tiếp đà giảm trong tháng 8/2021, theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 9/2021 đạt 90 triệu USD, giảm 17% so với tháng 9/2020. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, ước đạt 1,02 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân được đưa ra là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vẫn cao hơn dự báo dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo báo cáo của Chính phủ Nhật Bản, kinh tế nước này ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% trong quý II/2021, cao hơn mức dự báo 1,6% trước đó. Động lực chính được cho là nhờ tiêu dùng và sản lượng đầu ra của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp bù đắp tình trạng sụt giảm doanh số của doanh nghiệp ngành dịch vụ.
Xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật giảm 2 tháng liên tiếp (Ảnh minh họa: Sản phẩm đồ gỗ của Công ty CP Phú Tài - Chi nhánh Đồng Nai)
Đồ nội thất bằng gỗ là một trong những mặt hàng Nhật Bản tăng nhu cầu tiêu thụ. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 540 nghìn tấn, trị giá 173,8 tỷ Yên (tương đương 1,55 tỷ USD), tăng 9,7% về lượng và tăng 12,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất văn phòng và mặt hàng đồ nội thất nhà bếp trong 8 tháng đầu năm 2021. Do trong thời gian giãn cách nhu cầu ở nhà nhiều hơn, nên người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng tăng mua các sản phẩm nội thất văn phòng dùng trong gia đình, cải tạo lại không gian nội thất nhà bếp.
Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính đồ nội thất bằng gỗ cho Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 47,8% tổng lượng nhập khẩu và Việt Nam chiếm 25,4% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản.
Việc nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và tiêm vắc xin của Chính phủ, cùng với việc tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định CPTPP của các doanh nghiệp trong ngành gỗ, sẽ thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm 2021 tăng trưởng khả quan.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Trung Quốc sang thị trường EU tăng mạnh
- Triển vọng xuất khẩu gỗ tới thị trường Canada vẫn rất khả quan
- Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng chậm lại trong tháng 8/2021
- Tháng 8/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm
- Indonesia kỳ vọng trở thành quốc gia dẫn đầu ngành công nghiệp đồ nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ ở ASEAN
- Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu gỗ tròn mềm trong nửa đầu năm 2021
- Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế sản phẩm gỗ dán cứng từ Việt Nam
- Hành trình học hỏi của Jerry Low
- Nhu cầu đối với sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ ngày càng tăng
- Chọn CIF hay tiếp tục bán FOB
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu