Doanh nghiệp gỗ: Lo lỡ mùa hàng mới
Mạng lưới vận tải tiếp tục rối loạn và gián đoạn khiến các nhà sản xuất gỗ lo thiếu hụt nguồn hàng cho mùa mua sắm cuối năm.
Rất nhiều doanh nghiệp hy vọng những nút thắt trong chuỗi cung ứng sản phẩm đồ gỗ toàn cầu sẽ sớm được giải tỏa khi kết thúc năm 2020, nhưng đến giờ, tình hình đang tồi tệ hơn rất nhiều, đẩy mùa mùa sắm cuối năm nay vào rủi ro.
Nhu cầu tiếp tục tăng cao
Đánh giá của tạp chí Ecnonomic cho rằng nhu cầu tiêu dùng sẽ “bùng nổ” khi dịch được kiểm soát ở các nước đang phát triển, bao gồm Hoa Kỳ và Anh, hai thị trường quan trọng, chiếm trên 62% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.
Dự báo của Goldman Sachs cho thấy, nền kinh tế của Hoa Kỳ đang phục hồi sẽ tăng 5,6% vào năm 2021, 4,1% vào năm 2022, kéo theo đó là nhu cầu về đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, với trên 72,0 tỷ USD hàng năm, chiếm 25% tổng nhu cầu của thế giới. Theo ITC, trong 7 tháng đầu năm 2021, thị trường này đã nhập trên 58,49 tỷ USD gỗ và sản phẩm từ các nước trên thế giới, tăng 63,0% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn như ghế ngồi tăng 48,2%; Nội thất văn phòng tăng 26,7%; nội thất phòng bếp tăng 48,0%; Nội thất phòng khách tăng 58,6%; Độ nội thất bằng gỗ khác tăng 59,7% và Bộ phận đồ gỗ tăng 28,6%.
Nhu cầu tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của ITC. Đơn vị: .000 USD
Một khảo sát của các nhà bán lẻ của Hiệp hội tủ bếp, tủ nhà tắm của Mỹ (KCMA) ghi nhận, doanh số bán tủ bếp trong tháng 8 vừa qua đã tăng 8% so với cùng kỳ 2020 và tăng 5,5% so với tháng trước đó. Tổng doanh số bán hàng của mặt hàng này trong 8 tháng năm 2021 đã tăng 20,4%.
Mới đây trong chia sẻ tại Hội thảo Webinar do Home Furnishings Association (Hiệp hội Đồ nội thất) tổ chức, Todd Wanek giám đốc điều hành Ashley Furniture một trong những công ty phân phối và sản xuất đồ nội thất lớn nhất thế giới và hiện đang có 4 nhà máy sản xuất ở Việt Nam dự báo nhu cầu về đồ nội thất gia đình sẽ tiếp tục tăng trong 2-3 năm tới tại Mỹ. Chuỗi cung ứng có thể sẽ xấu đi trong 3-4 tháng tới, với thời gian trễ ít nhất là sáu tháng để nhận được sản phẩm.
Đối với thị trường Anh, có sức mua từ 14,0-14,5 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ hàng năm theo đánh giá của ITC, là thị trường quan trọng của Việt Nam tại Châu Âu, chiếm trên 2% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ, đã phục hồi sau dịch. Trong 7 tháng đầu năm 2021, thị trường này nhập 5,68 tỷ USD gỗ và sản phẩm từ các quốc gia trên thế giới tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2020. Goldman Sachs cũng dự báo, bất chấp việc tạm dừng liên quan đến "đại dịch" vào tháng 7, sự phục hồi kinh tế của Vương quốc Anh vẫn đang trên đà phát triển và được sự báo tăng 6,9% vào năm 2021 và năm 2022 là 5,2%.
Cầu của thị trường Anh tăng mạnh mẽ trong 7 tháng đầu năm 2021.Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của ITC. Đơn vị: .000 USD
Trong khi đó, nước Anh nhập khẩu nhiều các sản phẩm gỗ, trong 7 tháng đầu năm 2021 như Nội thất phòng bếp tăng 88,3%; Bộ phần đồ gồ tăng 63,1%; Đồ nội thất khác tăng 50,8%; Nội thất văn phòng tăng 50,8% so với cùng kỳ 2020.
Các sản phẩm gỗ có cầu lớn tại thị trường Hoa Kỳ và Anh trong 7 tháng năm 2021. Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của ITC. Đơn vị: .000 USD
Tìm kiếm các giải pháp để không bị vuốt mất cơ hội cho ngành gỗ
Bên cạnh những dự báo về tăng trưởng tại Mỹ, Waknet cũng chia sẻ những thách thức về chuỗi cung tại Mỹ. Ông nói rằng “Vận tải biển phía Tây Mỹ vẫn còn nhiều thách thức đối với container. Các cảng LA, Long Beach, Seattle và Oakland đang gặp khó khăn về lao động, khi việc dỡ hàng của 1 tầu hàng ở các cảng này phải mất ba ngày so với trước đây chỉ mất một ngày”. Ông cũng đưa ra dự báo giá container dự kiến sẽ không giảm cho đến năm 2023. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh về cảng biển, nhưng vận tải đường bộ / đường sắt ra khỏi cảng lại yếu do chi phí tăng cao và khó khăn về lao động.
Theo đánh giá của Wanek, dự báo tình hình sẽ không khá hơn cho đến năm 2023 và ông cho biết hoạt động vận tải đường bộ và container cũng đang ở trong tình trạng tồi tệ. “Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng tài xế xe tải. Sự thiếu hụt còn tồi tệ hơn trước. Bây giờ, mọi phần của chuỗi cung ứng đều là điểm yếu”.
Vẫn chờ quyết sách
Như tất cả các công ty khác, Ashley cũng đang đối diện với nhiều thách thức, Waknet chia sẻ: “Chuỗi cung ứng của Châu Á đang gặp rất nhiều khó khăn”. Đây là thách thức lớn không những của Asley mà còn của toàn bộ các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam khi mở chuỗi sản xuất chưa có thêm điểm sáng. Nhiều doanh nghiệp vẫn mong đợi vào một chính sách “mở cửa” toàn diện của Chính phủ. Mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin cho công nhân trong ngành gỗ khá cao, đạt trên 70% số công nhân đã tiêm mũi 1, theo các Hiệp hội gỗ.
Các nhà sản xuất gỗ Việt Nam đang đứng trước khả năng bỏ lỡ mùa mua sắm cuối năm ngay cả khi dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang đối diện với sự sụt giảm nghiệm trọng về doanh số. Số liệu từ Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ trong tháng 9 chỉ đạt 701,2 triệu USD giảm 13,6% so với tháng trước đó và giảm 59,8% so với tháng 9 năm 2020.
Chuỗi sản xuất gỗ trong nước vẫn chưa thể ổn định trở lại, giá nguyên liệu đầu vào và giá cước vận chuyển vẫn tiếp tục tăng cao, tạo thêm áp lực lên tài chính của doanh nghiệp. Khảo sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp do các Hiệp hội gỗ được tiến hành vào đầu tháng 10 cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin cho công nhân ngành gỗ tại 3 trung tâm chế biến gỗ lớn đã đạt trên 70,8% nhưng sản xuất chưa thể phục hồi, do doanh nghiệp mới chỉ hoạt động từ 55-60% công suất so với trước tháng Tư. Số liệu thông kế của Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9 so với tháng trước đó đều giảm, tại Bình Dương giảm 20%, Đồng Nai giảm 12,5% và Hồ Chí Minh giảm 13,5%.
Kết quả khảo sát của các hiệp hội gỗ cũng cho thấy, khoảng 50% doanh nghiệp cho rằng cần tối thiểu 6 tháng để doanh nghiệp phục hồi công suất sản xuất so với trước dịch. Các yếu tố mà doanh nghiệp phải đối mặt và tiếp tục phải giải quyết khi trở lại hoạt động là các vấn đề về đứt gãy chuỗi cung, gia tăng giá cước vận tải, thiếu container rỗng và thiếu hụt trên 43,1% lao động.
Thay đổi tình trạng chuỗi cung đứt gãy trong chuỗi sản xuất ngành gỗ Việt Nam được thảo luận nhiều. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp ngành gỗ có nắm bắt được cơ hội phục hồi sau 6 tháng nữa hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ. Thời điểm này, doanh nghiệp ngành gỗ đang rất cần Chính phủ sớm thống nhất các chính sách “mở cửa” trên cả nước, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành gỗ duy trì các đơn hàng cuối năm.
Cao Cẩm (Gỗ Việt số 138, tháng 10 năm 2021)
- Malaysia đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất sang các thị trường tiềm năng
- Làng nghề gỗ và “bão” dịch Covid-19
- Trung Quốc gia hạn miễn thuế đối với gỗ cứng nhập khẩu từ Mỹ đến tháng 4/2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2021
- Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Trung Quốc sang thị trường EU tăng mạnh
- Triển vọng xuất khẩu gỗ tới thị trường Canada vẫn rất khả quan
- Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng chậm lại trong tháng 8/2021
- Tháng 8/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm
- Indonesia kỳ vọng trở thành quốc gia dẫn đầu ngành công nghiệp đồ nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ ở ASEAN
- Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu gỗ tròn mềm trong nửa đầu năm 2021
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu