Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng khá
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong tháng 02/2022 đạt 230 triệu USD, tăng 13% so với tháng 02/2021. Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn ước đạt 552 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 321,9 triệu SSD, tăng 10,5% so với tháng 12/2021, tăng 6% so với tháng 01/2021.
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 01/2022 là mặt hàng tủ dùng trong phòng khách và phòng ăn, đạt 130,6 triệu USD, tăng 10,6% so với tháng 12/2021, giảm 1,2% so với tháng 01/2021, chiếm 406,% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn.
Tiếp theo là mặt hàng bàn dùng trong phòng khách và phòng ăn kim ngạch xuất khẩu đạt 128,2 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 12/2021 và tăng 15,4% so với tháng 01/2021, chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Đối với các mặt hàng như bàn ăn, kệ, bàn cà phê, kệ sách, ghế, bàn trà, tủ sách…, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn.
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tới các thị trường chính trong tháng 01/2022 đều tăng trưởng tốt. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Mỹ đạt 228,1 triệu USD, tăng 15,6% với tháng 12/2021, tăng 3,9% so với tháng 01/2021. Tiếp theo là thị trường EU đạt 34 triệu USD, tăng 14,7% so với tháng 12/2021, tăng 17,3% so với tháng 01/2021; Nhật Bản đạt 15,5 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 12/2021, tăng 4% so với tháng 01/2021; Anh đạt 13 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng 12/2021, tăng 51,1% so với tháng 12/2021; Canada đạt 9,5 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng 12/2021, tăng 5,7% so với tháng 01/2021...
Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng nhiều nước trên thế giới áp dụng quan điểm sống chung với dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, đồng thời giảm thiểu tối đa việc đưa ra các biện pháp hạn chế phòng dịch. Chủ trương này đã được nhiều nước áp dụng từ cuối năm 2021 và bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc phục hồi hoạt động sản xuất, nối lại hoạt động đi lại trong nước và quốc tế. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu đang có xu hướng tăng trưởng khả quan. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn ước tính tăng khá trong 2 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, trong năm 2022 nếu dịch Covid-19 dần được kiểm soát, tình hình kinh tế nhiều quốc gia được cải thiện, hoạt động du lịch, xây dựng được phục hồi khiến nhu cầu về đồ nội thất tăng theo, trong đó mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Gỗ Việt
- Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung
- Thị trường đồ gỗ toàn cầu sẽ đạt trên 500 tỷ USD trong năm 2022
- Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào EU tăng nhưng thị phần tại thị trường này lại giảm
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng mạnh trong tháng 1/2022
- Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 20 tỷ USD
- Ngành gỗ Đồng Nai đứng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước
- Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng 22,4%
- Nhật Bản giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Việt Nam có nhiều dư địa để xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam tiếp tục tăng
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR