Câu chuyện của Made in Vietnam
Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện mới của ngành gỗ Việt Nam nhưng luôn hiện hữu và ngày càng trở nên cấp thiết bởi những yêu cầu xanh hóa trong sản xuất, kinh doanh ngày càng khắt khe từ các nhà nhập khẩu.
Điều đó càng là yêu cầu sống còn nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng hóa, sản phẩm của mình ra được thị trường thế giới với thương hiệu riêng. Trong Tọa đàm phát triển logistics xanh được tổ chức vào đầu tháng 7 vừa qua, ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đã nhắc đến một chi tiết được chú ý, đó là sản phẩm gỗ Made in Vietnam khá được ưa chuộng.
Điều đó diễn giải hai vấn đề, đầu tiên là độ "che phủ" của sản phẩm gỗ Việt Nam đối với thị trường Mỹ (chiếm tới gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ). Thứ hai là các doanh nghiệp chế biến gỗ đang ngày càng thích nghi đối với những quy định xanh của thị trường Mỹ và các thị trường khác nói chung.
Đó cũng là điều gây ấn tượng đối với hầu hết chúng ta, bởi nó là biểu trưng cho những giá trị, sức sáng tạo, sự bền bỉ và cam kết của ngành gỗ Việt Nam đối với các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm đối với thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
Bởi vì gỗ là sản phẩm có tác động và ảnh hưởng qua lại với môi trường và rừng. Vì vậy việc thiết lập chế biến xanh, thương mại xanh và tăng trưởng xanh là cấp thiết, mang tính sống còn với ngành để phát triển bền vững.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại, xung đột địa chính trị, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên liệu, bên cạnh những khó khăn về sức mua của thị trường, đã khiến ngành gỗ đối mặt với nhiều khó khăn mới. Mặt khác, các thị trường xuất khẩu lớn đòi hỏi ngày càng cao về tính bền vững, thân thiện với môi trường thông qua hàng loạt những luật và qui định mới như EUDR...
Một chuyên gia từ đơn vị chuyên thẩm định và cấp các chứng chỉ sản xuất rừng bền vững, cho hay 85% người tiêu dùng châu Âu coi tính bền vững là yếu tố quan trọng khi mua sản phẩm gỗ. Yêu cầu về bền vững và hợp pháp đã trở thành nguyên tắc cho các sản phẩm gỗ muốn xuất sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Xu hướng xanh hóa đang trở nên phổ biến trong mọi ngành công nghiệp và trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Theo thời gian và càng ngày càng gấp gáp hơn, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đang siết chặt các điều kiện liên quan đến yếu tố xanh, từ sản xuất xanh, thương mại xanh đến tăng trưởng xanh, ta buộc phải đáp ứng yêu cầu truy xuất đến tận người trồng rừng.
Đây không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện mà đã trở thành điều kiện bắt buộc nếu muốn đưa sản phẩm gỗ Việt Nam tới thế giới. Việc duy trì, ít nhất là 4 chiếc ghế Made in Vietnam vào thị trường Mỹ, trước khi nghĩ tới việc nâng cao con số này, đang là một thử thách. Nhưng đồng thời, nó cũng mang lại nhiều lợi ích có tính bền vững, chiến lược đối với sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam.
Cẩm Lê (Gỗ Việt - Số 168)
- Tăng trưởng xuất khẩu gỗ: Thiếu yếu tố bền vững
- Tăng sức "đề kháng" cho doanh nghiệp
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng tích cực
- Điểm tên 2 sản phẩm chủ lực kéo tăng trưởng xuất khẩu gỗ Bình Định
- Chi phí cải tạo nhà bếp của Anh tăng: Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam tăng
- Tại sao giá nội thất của IKEA giảm vào năm 2024?
- Doanh nghiệp ván ép đối mặt thuế chống bán phá giá từ Hàn Quốc
- Xuất khẩu gỗ nhiều điểm sáng tại thị trường Mỹ
- Xuất khẩu gỗ năm 2024: Thích nghi thị trường để đạt mục tiêu 15 tỷ USD
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu