Chi phí cải tạo nhà bếp của Anh tăng: Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam tăng
Chi phí vào phòng bếp của người Anh hiện tại không hề rẻ và các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng chi phí này ngày càng đắt hơn qua từng năm.
Trong 5 năm qua, Viện khảo sát công chứng Hoàng gia (RICS) và Dịch vụ thông tin chi phí xây dựng (BCIS) đã thu thập dữ liệu về chi phí điển hình của một nhà bếp hiện đại và phát hiện ra rằng chi phí nhà bếp đã tăng hàng năm kể từ năm 2019 - thường cao hơn tỉ lệ lạm phát. Theo phân tích, chi phí đồ gỗ nhà bếp tăng 22% trong 4 năm.
Người phát ngôn của Magnet Kitchens cho biết: "Một hộ gia đình dự kiến chi khoảng 35% cho tủ bếp, 20% cho nhân công và 15% cho thiết bị gia dụng. Phần còn lại sẽ dành cho hệ thống ống nước, sàn nhà, điện và các chi phí khác".
Bảng dưới đây cho thấy giá cả đã tăng bao nhiêu mỗi năm kể từ năm 2019. Các số liệu lạm phát cũng đã được đưa vào để cho thấy chi phí nhà bếp đã tăng như thế nào so với mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ nói chung.
Giá đồ gỗ nhà bếp đã tăng từ 3,2% đến 6,2% mỗi năm kể từ năm 2019 - mức tăng trung bình 5,1% mỗi năm. Lần tăng giá đáng kể nhất là vào năm 2022-2023, với mức tăng 6,2%.
Ba trong bốn năm qua, giá cả đã tăng cao hơn tỉ lệ lạm phát. Điều này cho thấy rằng việc tăng chi phí đồ gỗ nhà bếp không chỉ do lạm phát gây ra vì những thách thức đặc biệt trong ngành xây dựng cũng góp phần làm tăng giá.
Ngoại lệ duy nhất là năm 2021-2022, khi lạm phát là 9,6% - mức cao nhất kể từ năm 1982 - trong khi chi phí nhà bếp tăng 5,3%. Vì sao chi phí đồ gỗ nhà bếp tăng đã trở thành một câu hỏi lớn. Giáo sư Noble Francis từ Hiệp hội sản phẩm xây dựng (CPA) cho biết: “Ngành xây dựng tiếp tục phải trải qua một thời gian đầy thử thách. Vào tháng 12 năm 2023, giá nguyên liệu ở Vương quốc Anh cao hơn 38,4% so với tháng 1 năm 2020, trước đại dịch".
Giá nguyên liệu tăng do một số yếu tố khác nhau, bao gồm: Nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch, khi các đợt đóng cửa liên tục đã thúc đẩy một cuộc chạy đua giành không gian. Bị ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị thế giới. Sự gián đoạn vận chuyển ở biển Đỏ khiến nguồn cung hàng hóa nhập khẩu giảm.
Chi phí lao động cao hơn cũng góp phần làm tăng giá. Các yếu tố bao gồm giảm nhập cư do Brexit và sự gia tăng nghỉ hưu ở thế hệ bùng nổ dân số đã dẫn đến sự thiếu hụt đáng kể công nhân xây dựng ở Vương quốc Anh. Kết hợp với nhu cầu tăng lên từ năm 2020 đến năm 2022, chi phí lao động đã tăng đáng kể trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến năm 2022.
Câu hỏi được đặt ra là các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nhà bếp có chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá này hay không và đi theo hướng nào? Năm 2023, giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Anh chiếm hơn 50% thị trường châu Âu nhưng giá trị xuất khẩu đồ gỗ phòng bếp không nhiều chỉ hơn 17,43 triệu USD.
Số liệu trên cho thấy, thị trường Anh khá quan trọng và có nhiều tiềm năng lớn. Mặt khác, theo các chuyên gia, Anh hiện là thị trường thứ 2 sau Đức về các sản phẩm chế biến từ gỗ, dự báo tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021 - 2026 là 3,2%. Đáng chú ý, đây là thị trường với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm luôn duy trì ở mức 15 tỉ bảng Anh từ năm 2005 đến nay.
Theo ông Noble Francis, giá nguyên liệu gỗ tại Anh đã bắt đầu giảm từ tháng 2 khi nhu cầu bình thường hóa và chuỗi cung ứng phục hồi sau các xung đột địa chính trị. Ngược lại, giá của các sản phẩm nhập khẩu như đồ điện, đèn chiếu sáng, đồ đạc và phụ kiện bếp khác tiếp tục bị ảnh hưởng do tình trạng gián đoạn ở Biển Đỏ.
Bất chấp việc chi phí đồ gỗ nhà bếp đã tăng cao nhưng nhu cầu cải tạo hay thay mới đồ gỗ không gian này vẫn không giảm. Vì vậy, đây vừa là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nhà bếp Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Trong đó, giải pháp để tiến vào thị trường Anh theo các chuyên gia là thông qua các nhà bán lẻ.
Theo số liệu thống kê của Statista, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam nên tập trung khai thác vào các nhà bán lẻ có doanh thu từ 1 triệu - 2 triệu bảng Anh hoặc nhà bán lẻ có doanh thu từ 100 ngàn - 250 ngàn bảng Anh.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nhà bếp cần một nghiên cứu tường tận về những thay đổi về tâm lý tiêu dùng của người Anh ở thời điểm hiện tại. Hoặc một lý giải sâu hơn về việc tại sao chi phí đồ gỗ nhà bếp dù tăng rất cao nhưng người mua hàng ở Anh vẫn quyết định chi tiêu nhiều hơn ở thời điểm này.
Hồng Giang (Gỗ Việt - Số 166)
- Tại sao giá nội thất của IKEA giảm vào năm 2024?
- Doanh nghiệp ván ép đối mặt thuế chống bán phá giá từ Hàn Quốc
- Xuất khẩu gỗ nhiều điểm sáng tại thị trường Mỹ
- Xuất khẩu gỗ năm 2024: Thích nghi thị trường để đạt mục tiêu 15 tỷ USD
- Chỉ số Gỗ Toàn cầu (GTI) giảm trong tháng 1/2024
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng trưởng tại nhiều thị trường
- Chờ ngày khai xuân
- Tiềm năng của Công nghiệp nội thất Việt Nam tạo cơ hội tăng trưởng cho các Doanh nghiệp trong hệ sinh thái ngành
- Doanh nghiệp chủ động thích ứng với EUDR
- Xuất khẩu khó, đã có nội địa
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR