Dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2022 tăng từ 8% đến 10%
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 tăng từ 8% đến 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2022 ước tính đạt 1,5 tỷ USD, giảm 2% so với tháng 3/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,12 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng 3/2021. Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,97 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong các thị trường xuất khẩu, Mỹ luôn là thị trường chủ lực của ngành gỗ, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt trong năm 2022.
Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ các doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng. Theo Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) – Bộ Công Thương, trong danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp PVTM (cập nhật đến tháng 11 năm 2021), có 4 sản phẩm gỗ và đều xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do đó, xuất khẩu sang thị trường này các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường lao động, ứng phó hiệu quả trong các vụ kiện về PVTM.
Trung Quốc tiếp tục thực hiện chiến lược “zero Covid”, các ca nhiễm liên tục gia tăng khiến quốc gia này phải thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt. Do đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước này bị gián đoạn cũng là cơ hội để ngành gỗ tăng thị phần xuất khẩu tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để ngành gỗ có cơ hội tăng trưởng khả quan, việc chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò quan trọng, giúp giảm các bất ổn từ nguồn cung gỗ nhập khẩủ.
Với việc chủ động nguồn nguyên liệu, tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do, tranh thủ cơ hội từ việc hạn chế nguồn cung tại các nước sản xuất đồ gỗ lớn trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian tới. Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 tăng từ 8% đến 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Gỗ Việt
- Triển vọng đồ nội thất thế giới thuận lợi trong năm 2022 và 2023
- Xung đột Nga - Ukraina: Bộ Công Thương khuyến cáo rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Giá bán lẻ đồ nội thất ở Anh đã tăng 14,1% trong tháng 01/2022
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm
- Điều gì giúp ngành gỗ thêm tự chủ nguồn cung nguyên liệu trong nước?
- Đề xuất đàm phán về Hiệp định thương mại gỗ với Vương quốc Anh
- Trung Quốc đặt mục tiêu thiết lập một hệ thống công nghiệp rừng hiện đại vào năm 2025
- Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022
- Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ đạt gần 1,6 tỷ USD
- Infographics: 60 tỷ USD xuất nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”