Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ dán của Việt Nam
Theo Cục Phòng vệ Thương mại – Bộ Công thương, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm sợi gỗ dán (Plywood) của Việt Nam
Sản phẩm bị yêu cầu điều tra trong vụ việc, gồm: các sản phẩm gỗ ván (Plywood) thuộc các mã HS: 4412.31.4011; 4412.31.4019; 4412.31.4021; 4412.31.1029; 4412.31.5010; 4412.31.6010; 4412.31;6090; 4412.31.7010; 4412.31.7090; 4412.33.4010; 4412.33.4020; 4412.33.5000; 4412.33.6000; 4412.33.7000; 4412.34.4020; 4412.34.5000; 4412.34.6000; 4412.34.7000; 4412.39.9000; 4412.99.6000; 4412.99.9100; 4412.99.4100; 4412.99.5100. Thời kỳ điều tra với các sản phẩm kể trên từ 01/7/2018 – 30/6/2019.
Thông thường, thời gian để tiến hành điều tra vụ việc chống bán phá giá là 12 tháng (kể từ ngày khởi xướng) và có thể gia hạn nhưng không quá 18 tháng. Sau khi khởi xướng điều tra, Ủy ban thương mại Hàn Quốc có thể sẽ tiến hành lựa chọn bị đơn bắt buộc và gửi bản câu hỏi điều tra để thu thập thông tin trong quá trình xem xét, đánh giá, xác định hành vi bán phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi thường là 37 ngày kể từ ngày ban hành. Các doanh nghiệp xuất khẩu không được chọn làm bị đơn bắt buộc có thể gửi yêu cầu (bằng văn bản) đề nghị được tham gia làm bị đơn tự nguyện và tính toán mức thuế riêng cho từng doanh nghiệp.
Văn bản yêu cầu tham gia vụ việc phải được gửi tới KTC trong vòng 03 tuần kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra. Sau khi nhận được bản trả lời câu hỏi, Hàn Quốc có thể sẽ ban hành kết luận sơ bộ và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Thêm vào đó, KTC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi để xác minh những thông tin đã cung cấp. Trong quá trình điều tra, KTC sẽ tổ chức phiên điều trần để các bên liên quan trong vụ việc có thể tham gia, trình bày quan điểm về các nội dung điều tra.
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị quý doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có liên quan của Việt Nam theo dõi sát tình hình vụ việc; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đạt được kết quả khả quan trong vụ việc, đồng thời thường xuyên liên lạc, trao đổi với Cục trong suốt quá trình điều tra để phối hợp xử lý vụ việc.
GV118
- Tân Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập: Đổi mới nhận thức, hướng tới tương lai
- HỘI THẢO: THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH FDI TRONG NGÀNH GỖ
- Ngành gỗ và bài toán lao động
- GIẢI GOLF VIFORES 2019: GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG GỖ VIỆT NAM
- ĐẠI HỘI BAN CHẤP HÀNH HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM NHIỆM KỲ IV (2019 - 2024)
- Xuất khẩu gỗ 8 tháng đầu năm tăng nhanh
- Thêm một bước để đảm bảo gỗ Việt Nam hợp pháp
- Bộ Công thương cảnh báo gỗ dán nước ngoài núp bóng xuất xứ Việt Nam
- Gỗ cứng Hoa Kỳ tiếp tục tăng tại thị trường trọng yếu Việt Nam
- Thương chiến Mỹ - Trung và cuộc chiến chống gian lận xuất xứ: Nâng cao năng lực giám sát và phát hiện gian lận xuất xứ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu