Xuất khẩu gỗ 8 tháng đầu năm tăng nhanh
Nhờ tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào Mỹ cũng như ngày càng được thị trường EU ưa chuộng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam từ đầu năm đến nay thu về mức tăng trưởng ấn tượng 17,5%.
Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 6,047 tỉ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là các thị trường xuất khẩu chủ yếu, đạt 5,3 tỉ USD, chiếm 87,7% giá trị xuất khẩu lâm sản. Về nhập khẩu gỗ, lâm sản, theo số liệu thống kê giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,457 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2018, trong đó nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 1,38 tỉ USD, tăng 14,9%; sản phẩm gỗ đạt 73,04 triệu USD, tăng 25,1%. Về thị trường, gỗ và sản phẩm gỗ được nhập khẩu từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Chile, Thái Lan là 5 thị trường có giá trị nhập khẩu lớn của Việt Nam, đạt 757,6 triệu USD, chiếm 52% giá trị nhập khẩu.
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, nhu cầu từ thị trường Mỹ với các mặt hàng gỗ từ các quốc gia khác và từ Việt Nam có thể sẽ tăng lên để bù đắp vào phần thiếu hụt hàng hóa do thuế tăng cao từ thị trường Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ (HS94) có giá trị gia tăng cao, nên ngành chế biến gỗ xuất khẩu có cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu gỗ. Việt Nam có nhiều cơ hội đón nhận nguồn vốn đầu tư FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc do Việt Nam có các lợi thế về cơ chế chính sách thông thoáng, nhân công giá rẻ, hệ thống giao thông, cảng biển nước sâu thuận lợi. Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã có hiệu lực từ ngày 01/06/2019. Qua đó, sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại gỗ và sản phẩm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản vào EU cũng như các thị trường khác.
GV - 115
- Thêm một bước để đảm bảo gỗ Việt Nam hợp pháp
- Bộ Công thương cảnh báo gỗ dán nước ngoài núp bóng xuất xứ Việt Nam
- Gỗ cứng Hoa Kỳ tiếp tục tăng tại thị trường trọng yếu Việt Nam
- Thương chiến Mỹ - Trung và cuộc chiến chống gian lận xuất xứ: Nâng cao năng lực giám sát và phát hiện gian lận xuất xứ
- Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2019 với chủ đề “Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu – Cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương”
- Gỗ cứng Mỹ tại Việt Nam: Mục tiêu dẫn đầu nguồn cung gỗ
- Người tiêu dùng ưa chuộng đồ gỗ nội thất Việt Nam
- Dòng vốn FDI ngành gỗ 5 tháng đầu năm: Đón cơ hội đầu tư lớn với sự thận trọng
- Hội thảo Đông Nam Á về ứng dụng gỗ cứng Hoa Kỳ vào thiết kế và sản xuất đồ mộc
- HỘI THẢO: Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt: Chuyển dịch đầu tư nước ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu