Ngành gỗ không đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, cũng giống như bất cứ ngành nào khác đều chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, khi đối mặt với nguy cơ hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất vào nửa cuối tháng 4/2020 và hoàn toàn mất khả năng hỗ trợ người lao động, nếu không có sự trợ giúp mạnh mẽ của Chính phủ.
Với tư cách là một trong ba ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam những năm qua, và trong chỉ thị số 08 của Thủ tướng chính phủ ngày 28 tháng 03 năm 2019, xác nhận rằng, ngành gỗ đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, ngành gỗ cũng đã nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tích lũy nội lực, khôi phục sản xuất, và chờ cơ hội để tái khởi động sản xuất, cũng như duy trì sự phát triển bền vững của mình. Dù cho Thủ tướng đã có chỉ thị số 11 và nhiều ban ngành cũng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, nhưng các chính sách này đã được ban hành khi dịch chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay. Vì vậy, cần có một cách tiếp cận mới, chi tiết và căn cơ hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp.
ịnh cụ thể các nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như ngành gỗ cần được hỗ trợ khẩn cấp như giảm lãi vay 50% đối với vốn vay cũ, giãn nợ vay ngân hàng, mà không làm giảm mức tín dụng, tạm dừng đóng các loại bảo hiểm đến cuối năm, đó là cách làm căn cơ. Đồng thời, sớm xem xét việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các đơn vị xuất khẩu đủ điều kiện; miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ xẻ có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước quản trị rừng tốt như EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản..; miễn giảm và gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; miễn thuế suất thuế xuất khẩu 2% còn 0% đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh, khi Chính phủ và các Bộ, ngành rất quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm. Chẳng hạn, vẫn còn những tư duy quan liêu và máy móc như các doanh nghiệp vẫn cần phải chứng minh thiệt hại, báo cáo, xác nhận tồn kho, hoặc nhận lệnh kiểm tra từ các cơ quan quản lý thuế mặc dù đã có chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng thanh kiểm tra khi không có dấu hiệu vi phạm.
Đối với các doanh nghiệp ngành gỗ, đây là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại sản xuất, bổ sung chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chọi trước các cú sốc về dịch bệnh hoặc kinh tế. Và thực hiện các giải pháp "ngủ đông" giúp doanh nghiệp duy trì được dòng tiền tối thiểu vượt qua khủng hoảng, giữ được bộ máy chủ chốt để có thể phục hồi kinh doanh ngay sau khi kết thúc khó khăn, là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế thời điểm này.
NAM ANH - GV 121
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng ván sợi của Việt Nam
- Hàn Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá từ 9,18% -10,65% đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam
- Ngành chế biến gỗ được bổ sung vào nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- Đại dịch COVID 19 khiến ngành gỗ đứng trước thảm cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021
- Bảo vệ sức khỏe của ngành gỗ
- Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020
- Gỗ sạch cho năm 2020:Vì một ngành gỗ bền vững
- Tạo chuỗi liên kết của niềm tin
- 50 container gỗ quý bị bắt ở Sài Gòn
- Các nhà cung cấp nhiệt đới châu Á tăng xuất khẩu sang thị trường EU
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh