Bảo vệ sức khỏe của ngành gỗ
Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra hay còn gọi là Covid 19 đang tấn công không chỉ vào sức khỏe của cộng đồng mà còn tấn công cả vào sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự an toàn của ngành gỗ nói riêng. Làm thế nào để bảo vệ được sự phát triển, sức sản xuất và thương mại của ngành đang trở thành câu hỏi được quan tâm nhất vào lúc này.
Khẩu trang, nước rửa tay sát trùng, cách ly vùng dịch, học sinh tạm thời không đến trường, đó là những gì được nói đến nhiều nhất vào lúc này. Việt Nam đang căng sức để khống chế Covid 19 lây lan, còn cộng đồng thì tăng cường các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình.
Tác động của Covid 19.
Nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những tác động đầu tiên từ virus corona, và nó được thấy rõ qua những tour du lịch bị hủy bỏ, các hãng hàng không giảm giá tối đa để hút khách, dệt may lao đao, các doanh nghiệp dịch vụ đứng ngồi không yên và nhỏ nhất là các hộ kinh doanh ăn uống của người dân cũng không có thực khách. Đó cũng là cơn đau đầu của các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách.
Cho đến lúc này, những tác động tới ngành gỗ cũng có những biểu hiện đầu tiên về việc cần phải tăng cường sức “đề kháng” của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với các đối tác tới từ Trung Quốc. Làm thế nào để tránh được những rủi ro từ virus corona bắt đầu được lưu tâm khi các doanh nghiệp bước vào quá trình sản xuất kinh doanh sau kì nghỉ Tết nguyên đán.
Dăm gỗ là sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất cho tới lúc này, một số nhà cung trong nước đã thấy bất ổn từ Trung Quốc và tạm thời giảm khối lượng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, để tránh bị ép giá và giảm lượng hàng tồn. Ở phía bên kia, nhiều nhà máy lớn của Trung Quốc đã tạm thời ngừng dỡ hàng, một số cảng khác của các nhà máy ở Trung Quốc có nhập hàng nhưng tốc độ dỡ hàng chậm. Điều đó càng gây khó khăn cho các công ty sản xuất và kinh doanh dăm gỗ của Việt Nam.
“Hiện tại chưa biết mức độ ảnh hưởng từ Covid 19 lớn tới đâu, nhưng vừa qua tết thì công ty nhập mặt hàng veneer mặt poplar hoặc birch từ bên Trung Quốc về để sản xuất gỗ dán thấy khó khăn hơn, giá bị đẩy cao hơn. Nhiều đối tác của công ty bên Trung Quốc giảm lượng sản xuất hoặc chưa sản xuất. Trước tết công ty đã nhập một lượng hàng veneer để dự trữ sản xuất sau tết, nhưng hiện tại lượng hàng này chỉ đủ để sản xuất khoảng 1-1,5 tháng. Nếu tình hình bên Trung Quốc khó khăn về nguồn cung thì công ty phải tìm đối tác khác thay thế”, ông Hoàng Tài cho biết những tác động của virus corona tới quá trình sản xuất gỗ dán của doanh nghiệp.
Tăng sức đề kháng thế nào?
Ông Nguyễn Liêm – Tổng giám đốc Công ty CP Lâm Việt nhận định, Covid 19 có tác động tới ngành gỗ như không nhiều du lịch hay dệt may khi chúng ta sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước, số còn lại nhập từ châu âu, Mỹ và một số nước khác, do vậy nguyên liệu chính không ảnh hưởng, tuy nhiên, chúng ta gặp khó khi phải nhập các phụ kiện của ngành gỗ như dây kiện, hạt que, dây trượt, bản lề phụ thuộc từ Trung Quốc, Đài Loan. Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn dự trữ hàng đủ để sản xuất trong khoảng ba tháng nữa, và mặt khác nhiều nhà máy sản xuất đã chủ động tìm kiếm nguồn cung phụ kiện từ các thị trường khác.
ếm nguồn cung phụ kiện từ các thị trường khác. Chủ động và bình tĩnh đối phó với Covid 19 là cách duy nhất đối với các doanh nghiệp gỗ ở thời điểm hiện tại. Sự hoảng loạn với những diễn biến tiêu cực của thị trường hay những thông tin bất lợi về kế hoạch kinh doanh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường ngay trước mắt. Ngay cả đối với những công ty chế biến và xuất khẩu dăm gỗ đang gặp nhiều khó khăn với thị trường Trung Quốc thì cũng cần phải bình tĩnh để nhận diện các khó khăn cũng như lên các phương án kinh doanh vì sau khi dịch kết thúc thì nhu cầu dăm gỗ từ Trung Quốc sẽ rất lớn, và các đơn vị chế biến không được bỏ lỡ cơ hội này, nhưng trước mắt cần có kế hoạch sản xuất hợp lý để không bị tồn hàng quá nhiều để tránh bị ép giá.
Sức chịu đựng của doanh nghiệp về chi phí, vốn đầu tư, nguyên liệu sẽ còn kéo dài trong khoảng 3 tháng tới, đồng nghĩa với việc ngành gỗ ngay lập tức có thêm các biện pháp khác để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
ĐỨC THÀNH - GV 120
- Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020
- Gỗ sạch cho năm 2020:Vì một ngành gỗ bền vững
- Tạo chuỗi liên kết của niềm tin
- 50 container gỗ quý bị bắt ở Sài Gòn
- Các nhà cung cấp nhiệt đới châu Á tăng xuất khẩu sang thị trường EU
- “Bùng nổ” xuất khẩu đồ gỗ: Kỷ lục 11,5 tỉ USD, tăng gấp 50 lần trong 20 năm
- Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ dán của Việt Nam
- Tân Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập: Đổi mới nhận thức, hướng tới tương lai
- HỘI THẢO: THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH FDI TRONG NGÀNH GỖ
- Ngành gỗ và bài toán lao động
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh