Quý I/2022, doanh số bán hàng trong ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức tăng nhanh
Theo nguồn taketonews.com, ngành công nghiệp đồ nội thất Đức đã tăng nhanh doanh số bán hàng trong quý I/2022.
Trong quý I/2022 doanh thu của các nhà sản xuất đồ nội thất của Đức đạt 4,6 tỷ Eur (tương đương 4,9 tỷ USD), tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021. So với tốc độ tăng trưởng 2% trong quý I/2021, cho thấy doanh số bán hàng nội thất của Đức tăng nhanh trong quý I/2022.
Có 2 tác động chính dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong doanh số bán hàng đồ nội thất tại Đức. Trước tiên là do việc đóng cửa thương mại liên quan đến dịch Covid-19 có thể dẫn đến doanh số bán hàng trong ngành đồ nội thất của Đức giảm gần 8% trong quý 1/2021. Tiếp theo, tăng trưởng doanh số phản ánh tình trạng tồn đọng đơn đặt hàng cao và chi phí sản xuất tăng lên của các nhà sản xuất, dẫn đến giá nguyên liệu cao hơn.
Hiện tại, tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đối với nguyên liệu chính hiện đã giảm nhẹ. Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng vẫn rất mong manh. Nguồn nguyên liệu hiện đang ở mức giá cao và việc tăng chi phí này là gánh nặng lớn đối với ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức.
Trong quý I/2022, đồ nội thất nhà bếp tăng 16,8%; đồ nội thất bọc phủ tăng 20,8% và đồ nội thất văn phòng và cửa hàng tăng 12,2%, ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng nhanh. Doanh số bán đồ nội thất khác, bao gồm đồ nội thất phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ tăng 19,3%. Chỉ có ngành nệm giảm 1,9%.
Trong quý 1/2022, tại thị trường nội địa, ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức ghi nhận mức tăng trưởng 15,6%; Về xuất khẩu, ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức tăng trưởng 17,1% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, các đơn đặt hàng vẫn cao hơn mức của năm 2021, sau khi suy giảm trong năm 2021. Ngoài những tác động của đại dịch và cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina lên chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu và năng lượng cũng như hậu cần, lo ngại về lạm phát và nhu cầu tiêu dùng suy giảm sẽ gây khó khăn cho ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức.
Gỗ Việt
- Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng mạnh về lượng
- Thuỵ Điển thay đổi giấy chứng nhận sức khoẻ cho các sản phẩm từ gỗ và điều kiện nhập khẩu
- Giới thiệu thông tin doanh nghiệp trên trang Tạp chí Gỗ Việt
- Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN): Giảm chi phí nguyên liệu
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2022
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Giá gỗ nguyên liệu thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTAs
- Xung đột quân sự Nga-Ucraina nhiều lô hàng không xuất được, Hải quan hỗ trợ gì?
- Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics có hiệu lực từ 1/3/2022