Tầm nhìn quyết định giá trị ngành gỗ
Như chúng ta đã biết, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng đã nhận định trong Hội nghị gần nhất về ngành gỗ, mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế chịu ảnh hướng không nhỏ từ dịch Covid-19 nhưng ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Cần nhấn mạnh là tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các Hiệp định Thương mại được Việt Nam kí kết như CPTPP hay EVFTA. Các Hiệp định này có mức độ cam kết cao, giúp ngành gỗ Việt Nam tiệm cận vị trí mắt xích quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo xu hướng mới đến người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, dù rằng thương mại toàn cầu thời gian qua mặc dù đã có những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng. Sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất gỗ chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng,… và sự gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN. Đồng thời, ngành gỗ vẫn còn những thách thức lớn cần giải quyết như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ Việt Nam chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững. Bên cạnh đó, các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như nhiều nhân công, lao động rẻ không còn chiếm ưu thế như trước.
Thứ ba, nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ. Và cuối cùng là chúng ta chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành, do đó ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát, tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Những thách thức này không mới nhưng chúng ta đang dần giải quyết được từng vấn đề, theo những bước đi phù hợp với xu thế chung, khi xu hướng liên kết gia tăng gần đây, đặc biệt là ở việc chế biến sản xuất tủ bếp và ghế sô pha. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư công nghệ cao, chuyên sâu, để giảm thiểu việc sử dụng nhân công giá rẻ, cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường thế giới.
Chưa dừng lại ở đó, những chính sách và cam kết trách nhiệm xã hội như Quỹ Việt Nam xanh được khởi xướng vào tháng trước đã cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp nói riêng và ngành gỗ nói chung đã có bước đột phá lớn lao và đó là lý do để tin rằng, ngành gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ vượt qua được những thách thức kể trên một cách tốt đẹp.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- USTR mở phiên điều trần online với ngành gỗ lúc 9h30 PM ngày 28/12/2020
- Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS): Bước ngoặt trong thực hiện quản lý rừng bền vững
- Gỗ tròn tại bang Victoria Úc vị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do bọ vỏ cây
- Doanh nghiệp chế biến gỗ 'nói không' với gỗ bất hợp pháp
- Bản lề cho sự phát triển ngành gỗ
- Chuỗi sự kiện kết nối giao thương trực tuyến Việt Nam - Canada
- Không từ bỏ mục tiêu
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT: Họp các bên liên quan về áp sai mã HS mặt hàng gỗ ghép thanh
- Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán: Nên chăng tạo bộ tiêu chí xuất khẩu?
- HỘI THẢO: GỖ DÁN CƠ HỘI VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu