Không từ bỏ mục tiêu
Dịch Covid-19 rõ ràng đã gây tác động xấu tới kinh tế Việt Nam nói chung và các ngành công nghiệp gỗ nói riêng, giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020 không như kỳ vong nhưng cũng không làm giảm đi mục tiêu của ngành trong năm nay.
“Ngành gỗ nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung phải hoàn thành mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt không dưới 12 tỉ USD để bù đắp vào những phần sụt giảm ở những lĩnh vực khác”, đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, bất chấp những khó khăn vẫn đang bủa vây ngành gỗ khi dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại, khiến cho mọi dự báo trở nên bất định hơn.
Không bao giờ là dễ dàng để đạt được mục tiêu của mình khi qui mô sản xuất bị thu hẹp, thị trường thế giới giảm khối lượng nhập khẩu, dòng tài chính không thuận lợi và nguồn cung nguyên liệu chưa thể hồi phục. Gần như tất cả mọi khó khăn đều đến cùng một lúc càng khiến cho mục tiêu xuất khẩu gỗ trở nên xa vời hơn.
Nhưng trong gian khó những tín hiệu tốt đẹp vẫn mang tới niềm hi vọng và cả sự lạc quan, dù cho những thách thức vẫn không ngừng dồn tới nhưng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7/2020 đạt trên 1,12 tỉ USD, tăng 30,47% so với tháng 7/2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 908 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng 7/2019.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 6,62 tỉ USD, tăng 7,6% so với cùng kì năm 2019; trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 4,52 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kì năm 2019.
Chúng ta không quá mơ mộng vào những con số vượt quá kì vọng nhưng cũng không bi quan vào sự ảm đạm của ngành gỗ trong năm 2020, ngành gỗ còn nhiều kế hoạch phát triển ở phía trước, với những mục tiêu có tính đột phá như trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới, tạo ra thương hiệu và bản sắc của gỗ Việt Nam, khiến cả thế giới nhìn nhận sự sáng tạo của chúng ta với tất cả những gì hay nhất.
Nhưng sự nhạy bén và khả năng thích ứng với hoàn cảnh ngặt nghèo luôn là điểm mạnh của các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, ngành gỗ cũng đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hơn 10 năm trước, đã có những bài học lớn và đã tìm cho mình những hướng phát triển không chỉ là giải quyết tình thế mà còn là hướng phát triển có tính dài hạn để chiếm lĩnh những khoảng trống trên thị trường thế giới.
Ngành gỗ là một trong số ít ngành có kim nghạch xuất khẩu tăng trưởng trong tình hình khó khăn của cả thế giới, điều đó không phải là ngẫu nhiên và cũng là điểm tựa để chúng ta tin rằng, không bao giờ từ bỏ mục tiêu chính là cách để về đích như chờ đợi.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 125, tháng 8/2020)
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT: Họp các bên liên quan về áp sai mã HS mặt hàng gỗ ghép thanh
- Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán: Nên chăng tạo bộ tiêu chí xuất khẩu?
- HỘI THẢO: GỖ DÁN CƠ HỘI VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
- Bảo vệ hình ảnh và giá trị Việt Nam
- Gói hỗ trợ kinh tế: Chiến lược bám sát thông tin
- Giữ vị thế trong đại dịch
- Ngành gỗ không đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng ván sợi của Việt Nam
- Hàn Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá từ 9,18% -10,65% đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam
- Ngành chế biến gỗ được bổ sung vào nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh