Gói hỗ trợ kinh tế: Chiến lược bám sát thông tin
Dù Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch Covid-19, nhưng Chính phủ vẫn xác định những kịch bản có thể xấu nhất vì đến thời điểm này chúng ta cũng không biết dịch sẽ diễn biến đến đâu để tìm ra khả năng thích ứng tốt nhất, nhưng với doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng bám sát tình hình để giảm thiểu bất lợi cho sản xuất và tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp là rất quan trọng, đó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành tại Hội thảo trực tuyến, Ngành gỗ phục hồi - tăng tốc - bứt phá vừa qua
Một trong những nguyên tắc nữa rất quan trọng đó là trong điều kiện hạn chế nguồn lực thì cần phải chọn cách làm, mà cách làm hiện nay là để doanh nghiệp cầm cự, duy trì tạo ít nhiều nền tảng để có dần phục hồi và phát triển, khi mà dịch bớt đi, khi các quốc gia trên thế giới nới lỏng … và đặc biệt là sau đại dịch. Do đó, các chính sách của Chính phủ cũng gắn liền với các giai đoạn này, đó là cầm cự, duy trì, phục hồi, tăng trưởng, phát triển.
Các chính sách của Chính phủ cho đến nay chưa phải sử dụng quá nhiều nguồn lực phải bổ sung thêm. Đây là yếu tố rất quan trọng trong điều kiện nguồn lực hạn chế hiện nay, vẫn còn dư địa ít nhiều cho các chính sách tiếp theo. Và các doanh nghiệp gỗ nên có tiếp cận đúng với các chính sách tiền tệ mà Chính phủ vừa ban hành, một là ngân hàng nhà nước yêu cầu và có hướng dẫn về giãn, hoãn, khoanh nợ và giảm lãi suất các khoản đã vay. Nhóm thứ hai là của ngân hàng thương mại 300 ngàn tỉ, cho vay với lãi suất ưu đãi, tùy từng ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải giảm lãi suất ít nhất 40% lợi nhuận để phục vụ cho việc giảm lãi suất này. Ngân hàng nhà nước có lập đường dây nóng. Tất cả các doanh nghiệp có thể trực tiếp làm việc. Mặc dù chúng ta vẫn chưa hài lòng, mặc dù khoảng cách giữa kỳ vọng so với tính quyết liệt của việc thực thi vẫn còn khá xa thì ngành gỗ vẫn có thể tiếp cận theo cách nhanh nhất.
Nhóm thứ 3 đó là giãn, hoãn: yêu cầu là rất đơn giản: giã hoãn thuế, tiền thuê đất. Riêng bảo hiểm xã hội, đa số các doanh nghiệp ủng hộ quan điểm giãn, hoãn và thậm chí có ý kiến cho miễn toàn bộ năm 2020.
Một nhóm nữa đang nghiên cứu, sắp tới sẽ có Nghị quyết 43 là về giảm, miễn phí và thuế. Việc này, cần phải có sự đồng hành của Quốc hội vì việc này có liên quan đến Luật ngoài thẩm quyền của Chính phủ, nhưng gói này cũng liên quan đến hàng chục nghìn tỉ. Gói này, tôi tin là sẽ sớm ban hành.
Một nhóm cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với ngành gỗ đó là chưa phải là chi thêm ngân sách, vì vẫn còn 30 nghìn tỉ dành cho kết cấu hạ tầng từ năm 2019, nên nó đòi hỏi lượng gỗ cho hạ tầng là rất lớn, và điều mà doanh nghiệp cần chỉ là gói này cần phải được triển khai nhanh.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ cụ thể hóa gói 2000 tỉ phát triển nhà ở xã hội. Phát triển nhà ở xã hội cũng là nhu cầu rất lớn đối với ngành gỗ, các doanh nghiệp ngành gỗ nên xem xét các thông tin này.
Sắp tới là giai đoạn phục hồi và phát triển thì có những may mắn, và tương đối tốt trong điều kiện hết sức khó khăn thì Việt Nam ít nhiều vẫn còn nguồn lực để có thể có những chính sách mới nữa, ví dụ kích thích kinh tế, hỗ trợ thêm…
Vì vậy, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin và cố gắng tiếp cận các gói hỗ trợ này, giải quyết một phần khó khăn cho ngành hàng, doanh nghiệp. Trong các gói hỗ trợ, có rất nhiều gói đã bao phủ toàn bộ ngành hàng, doanh nghiệp (98%). Đối với doanh nghiệp trụ được ở thời điểm này là doanh nghiệp có sự linh hoạt về thị trường và đối tác, chuyển đổi sản phẩm, chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Phần lớn thị trường gỗ đang chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp cần khai thác những thị trường còn lại và chuyển động nhanh hơn nữa để qua được giai đoạn khó khăn này.
Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế (Gỗ Việt, số 122 tháng 5/2020)
- Giữ vị thế trong đại dịch
- Ngành gỗ không đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng ván sợi của Việt Nam
- Hàn Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá từ 9,18% -10,65% đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam
- Ngành chế biến gỗ được bổ sung vào nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- Đại dịch COVID 19 khiến ngành gỗ đứng trước thảm cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021
- Bảo vệ sức khỏe của ngành gỗ
- Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020
- Gỗ sạch cho năm 2020:Vì một ngành gỗ bền vững
- Tạo chuỗi liên kết của niềm tin
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh