Bảo vệ hình ảnh và giá trị Việt Nam
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam, chúng ta đã có phản ứng rất tích cực và kịp thời.
Đầu tiên là Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tiếng nói chính thức khi bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết vấn đề này "cần được xem xét một cách khách quan công bằng, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế, cũng như quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, qua đó, đảm bảo lợi ích chính đáng giữa doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng hai nước".
Theo bà, Việt Nam luôn thực thi một cách nghiêm túc và đầy đủ các cam kết của mình với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bên cạnh đó, các Bộ ngành Việt Nam cũng đang tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ nêu tại “Đề án Tăng cường Quản lý Nhà nước” về chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 4/7/2019. Người phát ngôn cũng nói rằng quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ thời gian qua tiếp tục phát triển tốt đẹp với kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 76 tỉ USD năm 2019. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương theo hướng hài hòa, bền vững, mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Việt Nam luôn thực thi nghiêm túc các cam kết thương mại với quốc tế
Điều đó cho thấy, về mặt quản lý vĩ mô cấp nhà nước, chính phủ Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ thương mại và lợi ích kinh tế của đất nước, cũng như sự minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế trong quá trình hợp tác song phương, cũng như đa phương. Bên cạnh đó, phản ứng tức thời của Việt Nam về vấn đề này cũng cho thấy, chúng ta cam kết tuân thủ mọi nguyên tắc và qui định trong các hiệp định thương mại đã kí trước đó và hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Với riêng ngành gỗ, những tiếng nói quan trọng đầu tiên từ Bộ Ngoại giao cho thấy mức độ ưu tiên khi ngành là một trong những mũi nhọn kinh tế, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế trở lại sau đại dịch Covid-19. Quan trọng hơn cả là sự nhận thức đúng đắn về các vấn đề phức tạp trong mối quan hệ thương mại giữa các nước lớn, nhất là trong diễn tiến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta có những bài học kinh nghiệm về trường hợp của thép. Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành gỗ là bảo vệ giá trị và sự phát triển bền vững của ngành trong nhiều năm tiếp theo, khi chúng ta kì vọng rất nhiều cho sự phát triển này. Trước đó, ngành gỗ đã có sự chuẩn bị kĩ càng từ Bộ Công thương, vì sản phẩm này cũng đã được Bộ Công thương đưa vào danh mục cảnh báo từ tháng 7-2019 các sản phẩm có nguy cơ bị khởi kiện phòng vệ thương mại. Việc đưa ra danh mục cảnh báo này nằm trong khuôn khổ đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở cảnh báo của Bộ Công thương, các bộ ngành liên quan đã chủ động triển khai việc tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gỗ dán. Bộ Công thương cũng đã ban hành thông tư số 22 về việc tạm dừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ. Cùng lúc với tiếng nói của Bộ Ngoại giao phát đi, Bộ Công thương đã triển khai các công tác để xử lý vụ việc, bao gồm cả việc trao đổi, thảo luận, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp và các hiệp hội liên quan để chủ động có kế hoạch xử lý, trao đổi chính thức với phía Mỹ về vấn đề này.
Bộ Công thương cũng đã có hình thức trao đổi với Mỹ cả ở cấp kỹ thuật và cấp cao về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc rà soát, theo dõi và trao đổi thông tin về các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, bao gồm cả điều tra chống lẩn tránh, chuyển tải bất hợp pháp. Trong thời gian này, Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán liên quan của Việt Nam tham gia hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong suốt quá trình điều tra vụ việc và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan để cùng xử lý vụ việc với mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ ngành triển khai các nhiệm vụ được giao để xử lý các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp.
VŨ HUY - GV123
- Gói hỗ trợ kinh tế: Chiến lược bám sát thông tin
- Giữ vị thế trong đại dịch
- Ngành gỗ không đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng ván sợi của Việt Nam
- Hàn Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá từ 9,18% -10,65% đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam
- Ngành chế biến gỗ được bổ sung vào nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- Đại dịch COVID 19 khiến ngành gỗ đứng trước thảm cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021
- Bảo vệ sức khỏe của ngành gỗ
- Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020
- Gỗ sạch cho năm 2020:Vì một ngành gỗ bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu