Tập đoàn Walmart: Mang cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam
Với hệ thống bán lẻ ở 27 quốc gia trên toàn thế giới, và hợp tác mua hàng ở 100 quốc gia, với lượng khách là 270 triệu lượt khách/ tuần, Walmart là hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, và sự xuất hiện của doanh nghiệp hàng đầu này tại Việt Nam từ năm 2013 đã mang tới rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như các ngành hàng, chế biến của Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đã và đang là một quốc gia quan trọng đối với Walmart trong việc cung cấp các nguồn hàng, trước đây chủ yếu là may mặc, nhưng hiện tại, doanh nghiệp này muốn tìm kiếm nhiều hơn các nguồn hàng về đồ chơi, thực phẩm, thủy sản, cà phê, đồ nội thất,… Và cách tốt nhất là tìm kiếm các doanh nghiệp cung ứng thông qua các Hiệp hội để biết cách thức liên hệ, mặt hàng tiềm năng, ngành hàng tiềm năng.
Buổi tọa đàm diện hẹp của các Hiệp hội và DN Việt với tập đoàn bán lẻ Walmart
Walmart hiện tại đang tìm kiếm nhiều hơn nữa nguồn cung từ các nước khác ngoài Trung Quốc nhằm đa dạng hóa nguồn cung. Từ trước tới nay Trung Quốc sản xuất và cung cấp rất nhiều mặt hàng cho Walmart trong đó có đồ gỗ, với chính sách thuế 25% mà Mỹ áp dụng cho các sản phẩm từ Trung Quốc thì Walmart đang có chính sách để chuyển nguồn cung ra các nước khác, trong đó Việt Nam là thị trường mục tiêu. Theo bà Sophie, Giám đốc cao cấp phụ trách thu mua đồ gia dụng, điện tử, hiện Walmart đang gặp khó khăn khi làm việc với các nhà cung cấp sản phẩm đồ gỗ, vì sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa có thương hiệu riêng đủ mạnh và quyền sở hữu thiết kế đối với các sản phẩm. Walmart là nhà bán lẻ chứ không phải là một nhãn hàng cụ thể, do vậy yêu cầu của Walmart đối với nhà cung cấp phải có thiết kế và đưa ra nhiều lựa chọn thiết kế cho Walmar để doanh nghiệp đặt hàng và hợp tác. Dựa trên các thiết kế đó, Walmart sẽ sắp xếp để có một nhóm thu mua tới làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc các hiệp hội, tuy nhiên Walmart cũng cần biết thông tin các doanh nghiệp và các mặt hàng của từng doanh nghiệp đang cung cấp để buổi làm việc hiệu quả và tư vấn cho từng nhóm doanh nghiệp theo mặt hàng cung cấp. Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng đã thông tin tới Walmart về các hội viên lớn, giá trị xuất khẩu nhập khẩu của ngành, các sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng và phong phú, với các sản phẩm làm từ gỗ Mỹ nhập khẩu như sồi đỏ, sồi trắng, tần bì, dẻ gai, dương, và các loại gỗ từ Việt Nam như keo, bạch đàn, cao su,… Ngoài ra, còn có các sản phẩm gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, kính, sứ,...
Ông Johnny Fung – Giám đốc cấp cao Walmart trao đổi cùng DN Việt
Theo ông Quyền, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vào hệ thống Walmart, tuy nhiên mới chỉ bán thông qua các công ty thương mại, chưa cung cấp trực tiếp, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia và đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Và câu hỏi của ông là làm thế nào để các doanh nghiệp gỗ Việt Nam bán được sản phẩm trực tiếp cho hệ thống Walmart, khi đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu về thiết kế,mẫu mã, môi trường và chất lượng lao động. Ông Johnny Fung, Phó chủ tịch phụ trách nguồn cung toàn cầu của Walmart cho biết, đây không chỉ là vấn đề của riêng ngành gỗ và doanh nghiệp gỗ, vì các ngành hàng khác cũng đang phải bán hàng cho các trung gian mà chưa bán trực tiếp với Walmart. Chính sách của Walmart cố gắng làm việc được với càng nhiều nhà xuất khẩu trực tiếp càng tốt, và doanh nghiệp sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này. Mặt khác, vấn đề còn xuất phát từ các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách quảng bá hình ảnh, thiếu kĩ năng quản lý hàng tồn. Do vậy Walmart sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp để đẩy mạnh và giải quyết các vấn đề đó. Bên cạnh đó, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa có bộ phận thiết kế riêng rẽ. Phần thiết kế là phần quan trọng nhất. Do Walmart không có bộ phận thiết kế như các tập đoàn bán lẻ khác mà Walmart thường chờ các thiết kế từ các nhà sản xuất chào hàng. Nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng mẫu mã, xây dựng thương hiệu và có chiến lược quảng bá hình ảnh rõ ràng.
TRẦN TOẢN - GV114
- Công ty gỗ Baillie: Không muốn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường Việt Nam
- John Chan - Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC: AHEC muốn chung sức phát triển ngành gỗ Việt Nam
- Doanh nghiệp với dự thảo tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ: Lo cho doanh nghiệp ít, lo cho người trồng rừng nhiều
- Công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí: Termize 200SC – bước tiến mới trong diệt mối ngành gỗ
- Xu hướng ngành gỗ: Xây dựng thị trường thương hiệu và thiết kế
- Công ty Cổ phần Tekcom: Phát triển đột phá, thịnh vượng dài lâu
- Công ty TNHH Hoàng Phát: Tìm cơ hội Từ Thị Trường Trung Quốc
- Công ty Cổ phần Tekcom : Lãnh đạo mới, Thương hiệu mới, bước phát triển mới
- CÔNG TY MINH LONG SANG TRỌNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI
- Công ty gỗ Woodsland: Xúc tiến kết nối với Làng nghề gỗ Liên Hà
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh