Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ
Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam giảm trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), tháng 6/2022 Hoa Kỳ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 2,3 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 6/2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Chịu sức ép từ lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, nhưng nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ vẫn tăng trong nửa đầu năm 2022. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ, với trị giá chiếm 36,2% tổng trị giá nhập khẩu, giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm 19,5%, giảm 1,3 điểm phần trăm.
Tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina khiến giá năng lượng tăng cao, dẫn đến chi phí vận chuyển, nguyên liệu đầu vào gia tăng tại các thị trường sản xuất đồ nội thất bằng gỗ. Vì vậy, Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu từ các thị trường có vị trí địa lý gần hơn để giảm chi phí vận chuyển như Mexico và Canada.
Trong nửa đầu năm 2022, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trừ mặt hàng đồ nội thất văn phòng. Điều này cho thấy, các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã thu hút được người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Cơ hội tăng thị phần luôn đi kèm với rủi ro phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Vì vậy, để tránh rủi ro từ các vụ kiện, doanh nghiệp Việt Nam cần cần tích cực tham gia vào quá trình điều tra của cơ quan chức năng Hoa Kỳ để hạn chế số lượng doanh nghiệp bị áp thuế. Cùng với đó, việc tuân thủ triệt để các quy định của thị trường, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp của nguyên liệu cũng sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam giữ vững thị phần tại thị trường này.
Gỗ Việt
- DOC từ chối bản bình luận của 40 doanh nghiệp tủ bếp, tủ nhà tắm cho nội dụng điều tra xem xét phạm vi sản phẩm
- Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với gỗ dán từ Việt Nam
- Nửa đầu năm 2022, gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường châu Mỹ
- Doanh nghiệp ngành gỗ sụt giảm mạnh doanh thu và đơn hàng tại nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Anh…
- Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến năm 2022 đạt khoảng 16,3 tỷ USD
- Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc?
- DOC tiếp tục gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
- DOC gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
- Cần làm gì khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tủ gỗ từ Việt Nam?
- Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng của gỗ Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh