Ấn Độ: Ván ép sẽ phải có chứng nhận ISI từ năm tới
Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch bắt buộc tất cả các nhà sản xuất ván ép phải có chứng nhận của Tổ chức Tiêu chuẩn Ấn Độ (ISI) từ năm tới. Bên cạnh đó, ván ép được quảng cáo là có khả năng chịu nước sôi cũng sẽ phải có chứng nhận ISI để được tiêu thụ.
Các chuyên gia cho biết, động thái này nhằm mục đích cải thiện chất lượng và độ bền của ván ép được sử dụng trong đồ nội thất và các hàng hóa khác, đảm bảo chúng tồn tại lâu hơn ngay cả trong những môi trường đầy thách thức.
Nó cũng dự kiến sẽ hạn chế việc nhập khẩu ván ép chất lượng thấp từ Indonesia, Malaysia và Nepal. Điều này đặc biệt quan trọng khi thâm hụt thương mại về ván ép của Ấn Độ tăng từ 85,83 triệu USD trong năm tài khóa 2019 lên 154,57 triệu USD trong năm tài chính 2024.
“Các tiêu chuẩn mới sẽ yêu cầu các nhà sản xuất ván ép phải trải qua cuộc kiểm tra nấm học về khả năng kháng nấm đối với tất cả các loại ván ép”, một quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, qui định mới cũng đã nhận được một số phản ứng trái chiều từ các nhà sản xuất ván ép. Ông JK Bihani, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ván ép Haryana, cho biết: “Các tiêu chuẩn mới sẽ cải thiện chất lượng ván ép, đảm bảo người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt hơn. Ngành này có đủ thời gian để tuân thủ các quy định, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và buộc những người sản xuất sản phẩm kém chất lượng phải chấn chỉnh hoạt động của mình”.
Tuy nhiên, Naresh Tiwari, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ván ép toàn Ấn Độ, cho biết động thái này sẽ khiến giá ván ép tăng 15% trong năm tới. Ông cũng bày tỏ lo ngại về việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ dán không đạt tiêu chuẩn và kêu gọi tất cả các nhà sản xuất ván ép tuân thủ các quy định của Cục tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS).
Một trong số các chuyên gia trong ngày cho biết: “Một trong những tiêu chuẩn chất lượng quan trọng nhất đã được đưa ra bắt buộc từ năm tới là chứng nhận ISI cho ván ép chịu nước sôi (BWP)".
“Quy trình BWP đảm bảo ván ép chắc chắn và bền hơn bằng cách kiểm tra số lần ván ép có thể tiếp xúc với nước sôi trước khi tách lớp. Manraj Singh, chủ sở hữu của Woodbay Ấn Độ, Yamuna Nagar ở Haryana, cho biết loại ván ép cao cấp này được thiết kế cho các ứng dụng cụ thể, phục vụ một số lượng người tiêu dùng hạn chế.
Ông nói thêm, ván ép BWP thường được sử dụng để làm tủ bếp, nội thất phòng tắm, đồ gỗ ngoài trời, vách ngăn và tấm ốp, cửa ra vào và cửa sổ bên ngoài, cùng những thứ khác, chẳng hạn như thuyền.
Ván ép BWP có giá cao hơn đáng kể so với ván ép thông thường. Ván ép thông thường có độ dày 18mm có giá từ 45 rupee đến 52 rupee một mét vuông, trong khi phiên bản BWP dao động từ 90 đến 100 rupee một mét vuông.
Hà Anh (Gỗ Việt - Số 168)
- Nghị viện EU đã thông qua các biện pháp mới về bao bì
- Dự đoán mô hình khách hàng: Những bài học từ Malaysia
- Indonesia kỳ vọng tăng gần gấp đôi doanh thu xuất khẩu đồ nội thất
- Mỹ là thị trường cung cấp gỗ dương lớn nhất của Việt Nam
- Ngành gỗ kỳ vọng cước tàu biển qua giai đoạn tăng sốc
- Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2023
- Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 2023
- 20 Tỉnh/ Thành phố có kinh ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm lớn năm 2023
- Bộ Công Thương khuyến cáo về việc hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ
- Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Đã đến lúc lựa chọn nguồn vốn FDI