Dự đoán mô hình khách hàng: Những bài học từ Malaysia

02/06/2024 16:28

Những tháng đầu năm 2024, ngành gỗ đã bứt phá mạnh mẽ để đạt giá trị xuất khẩu cao nhưng để duy trì nhịp độ tăng trưởng, các doanh nghiệp phải chắt chiu từng cơ hội, tự tìm thị trường ngách, tự tiếp cận khách hàng, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

Tự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với những thay đổi của thế giới hiện tại là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.

Tại Malaysia, sự chuyển hướng kịp thời sang thương mại điện tử của các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất, đặc biệt là phân khúc doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) ở nước ngoài mang lại kết quả cao. Một số người hoài nghi đặt câu hỏi liệu sự tăng trưởng này có bền vững hay không trong bối cảnh kinh tế suy thoái ở các thị trường trọng điểm.

Trong khi nhu cầu xuất khẩu đồ nội thất được cho là đang giảm sau khi các doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao trong đại dịch Covid 19, các nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất thương mại điện tử ít được biết đến kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ít nhất 30% khi khai thác nhu cầu liên tục từ các thị trường mục tiêu ở Mỹ và EU.

Synergy House Bhd một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Malaysia cho biết, họ kỳ vọng tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi phân khúc B2C ở nước ngoài, nhờ chuyển hướng kịp thời sang thương mại điện tử ngay trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020.

Công ty là một nhà bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới và xuất khẩu đồ nội thất với lĩnh vực chuyên về đồ nội thất gia đình được thiết kế nội bộ và lắp ráp sẵn (RTA) với giá cả phải chăng, có các hoạt động kinh doanh được phân chia thành doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B và B2C. Các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm đồ gỗ nội thất cho phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn và phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và EU để tăng trưởng doanh thu.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng suy giảm khiến nhiều ngành hàng gặp không ít khó khăn nhưng thương mại điện tử vẫn tăng trưởng rất tích cực. Do đó, các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất, đồ mỹ nghệ cần tận dụng hiệu quả các kênh bán hàng này để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, gia tăng doanh thu.

Theo tính toán, giai đoạn 2020-2027, tốc độ tăng trưởng tổng hợp của thương mại điện tử bán lẻ xuyên biến giới toàn cầu tăng 28.4%. Đáng chú ý, Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến nhanh nhất trên quy mô toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng trên 20%/năm.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế và là hình thức xuất khẩu mới giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng mạnh mẽ. Như đã biết, kể từ khi đại dịch Covid 19 xảy ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đã rất tích cực bán hàng qua sàn điện tử, xây dựng những mô hình trải nghiệm trực tuyến tới khách hàng trên thế giới và bước đầu hình thành phong cách bán hàng quen thuộc online. Một số doanh nghiệp đã tham gia bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử như Wayfair, Amazon và đạt được kết quả bước đầu khá khả quan.

Tại Mỹ, thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, thương mại điện tử ngành gỗ nội thất dự báo sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới và có thể đạt 118,6 tỉ USD vào năm 2027. Thời điểm hiện tại, chính là lúc các doanh nghiệp gỗ bắt đầu đẩy mạnh bán hàng và duy trì phương thức xuất khẩu này để thúc đẩy sự tăng trưởng và giá trị của doanh nghiệp cũng như của ngành.

Giám đốc điều hành của Synergy House Bhd Tan Eu Tah và giám đốc tài chính Kenneth Ng giải thích thương mại điện tử đã thay đổi cuộc chơi như thế nào và sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhóm lên một tầm cao mới. Trong 5 năm qua, doanh thu của tập đoàn đã tăng từ 142% lên 270,2 triệu RM trong năm tài chính 2023 từ mức 111,48 triệu RM trong năm tài chính 2019. Lợi nhuận ròng tăng lên 27,15 triệu RM từ 10,9 triệu RM, mang lại cho tập đoàn lợi nhuận sau thuế lên tới 10%.

Việc tiếp nhận thành công hàng hóa của Synergy House trên các nền tảng trực tuyến ở nước ngoài không chỉ được phản ánh ở mức tăng trưởng doanh thu trong bốn năm qua của doanh nghiệp, mà đáng chú ý là ở mức đóng góp doanh thu tăng vọt từ phân khúc B2C, tăng vọt theo cấp số nhân lên tới 121,7 triệu RM (45%) vào năm tài chính 2023 từ mức 5,3 triệu RM (4%) vào năm tài chính 2020.

Kenneth Ng cho biết, mặc dù phân khúc B2B ổn định nhờ có khách hàng lâu năm nhưng đóng góp vào doanh số B2C đã tăng đáng kể khi Synergy House bắt đầu bán hàng trên Wayfair US vào năm 2020, tiếp theo là Wayfair UK, Amazon US và Amazon UK vào năm 2022 sau đó là Mano Mano, eBay UK, Cenports US, Wayfair Canada và Wayfair Germany, đây đều là các sàn thương mại điện tử nổi tiếng thế giới.

Bà Dương Minh Tuệ, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất hơn khi doanh số thương mại điện tử hàng nội thất và thủ công mỹ nghệ vẫn tăng trưởng vượt bậc, đối ngược với phân khúc thị trường xuất khẩu truyền thống đã và đang gặp nhiều thách thức do cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. 

"Để giảm thiểu rủi ro ngoại hối, hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của chúng tôi được tiến hành bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, cũng là cách để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ", ông Tan Eu Tah, Giám đốc điều hành của Synergy House cho biết.

Ông Tan cũng cho biết thêm, không gian thương mại điện tử nội thất toàn cầu có tính cạnh tranh cao, do đó Synergy House đã đầu tư hơn 2,2 triệu RM vào phần mềm công nghệ thông tin và thông tin thị trường trong ba năm qua, đồng thời phân bổ thêm 1 triệu RM cho phần mềm công nghệ thông tin và phần cứng trong năm nay.

Đó là những điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi trong quá trình chuyển đổi số, thích ứng với sự thay đổi mau lẹ của thị trường toàn cầu. Để dập tắt những lo ngại cũng như giải thích tiền đề đằng sau việc Synergy House tập trung xuất khẩu đến Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia được chọn ở châu Âu làm thị trường chính, ông Kenneth Ng cho biết, thông qua các quy trình làm việc dựa chủ yếu vào dữ liệu giao dịch, trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin, để theo dõi chuyển đổi bán hàng cũng như dự đoán mô hình người mua và nhu cầu thị trường.

"Các sản phẩm của chúng tôi có giá rất phải chăng và như hồ sơ của chúng tôi cho thấy, có thể dễ dàng mua trong thời gian ngắn đối với nhóm nhân khẩu học nhất thời này. Trên thực tế, món hàng đắt nhất chúng tôi bán có giá không quá 300 USD trên mọi thị trường", Tan Eu Tah giải thích tại sao những lo ngại về lạm phát cao và chi phí sinh hoạt tăng vọt ở châu Âu và Mỹ là đáng lo ngại nhưng không có nghĩa là mọi người sẽ ngừng mua đồ nội thất cần thiết, như được phản ánh trong hồ sơ của Synergy House.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch hiệp hội gỗ Bình Dương cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt trong chuyển đổi công nghệ, kiên trì với chuyển đổi số, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất, thiết kế, sáng tạo để thích ứng với thói quen mua hàng và chi tiêu của người tiêu dùng trên thế giới. 

Uyển My (Gỗ Việt - Số 166)