Báo cáo: Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020 và cảnh báo một số rủi ro
Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành gỗ đã có dấu hiệu hồi phục sau dịch Covid -19 khi giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng tăng 4% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên dự báo giá trị xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2020 là điều khó nói, trong khi dịch Covid -19 đã bùng phát trở lại.
Báo cáo mô tả bức tranh thực trạng xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G & SPG) của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020. Báo cáo cũng chỉ ra một số rủi ro về khía cạnh gian lận thương mại đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Với tình hình đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại hầu hết các quốc gia trên thế giới vào đầu năm và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp, 6 tháng đầu 2020 ngành gỗ của Việt Nam chứng kiến những thay đổi rất lớn về tất cả các khâu trong chuỗi cung, đặc biệt trong xuất khẩu và nhập khẩu. Một số thông tin chính trong Báo cáo bao gồm:
Đối với khâu xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng G & SPG của Việt Nam đạt khoảng 4,9 tỉ USD, chủ yếu là tại 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và EU và nhóm các mặt hàng xuất khẩu truyền thống (đồ gỗ, ghế, dăm, gỗ ghép, viên nén).
Giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu 2020 tăng 4% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2019. Bất chấp sự hoành hành của đại dịch, kim ngạch xuất khẩu vào trường Mỹ và Trung Quốc đều tiếp tục tăng trưởng, ở các mức tương ứng là 18% và 12%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, Hàn Quốc và EU (27 quốc gia) đều giảm, ở các mức 4%, 5% và 11%.
Hiện đã xuất hiện tín hiệu cho thấy một số rủi ro về gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp, bộ phận tủ bếp và ghế bọc đệm được xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Các tín hiệu này bao gồm (i) xuất khẩu các mặt hàng này vào Mỹ tăng rất nhanh, kể cả trong giai đoạn đại dịch, (ii) nhập khẩu các mặt hàng này, hầu hết là từ Trung Quốc tăng nhanh, và (iii) giá nhập khẩu khai báo của các mặt hàng này rất thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất tại Việt Nam.
Đối với khâu nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu G & SPG của Việt Nam trong 6 tháng đầu 2020 đạt khoảng 1,1 tỉ USD, giảm 12% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2019. Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván và gỗ dán là các mặt hàng nhập khẩu truyền thống, có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn. Trong số các nhóm mặt hàng này, kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ 6 tháng đầu 2020 so với cùng kỳ năm 2019 giảm ở các mức tương ứng là 23% và gần 14%, trong khi kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ván và gỗ dán tăng.
Rủi ro về gian lận thương mại cũng đến với một số mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng bộ phận tủ bếp làm từ gỗ dán và gỗ dán đã cắt thành hình để làm ghế sofa.
Cụ thể trong 6 tháng đầu 2020, trong khi hầu hết các mặt hàng nhập khẩu có giá trị kim ngạch giảm, mặt hàng bộ phận đồ gỗ có giá trị nhập khẩu tăng gần 170% so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong cùng kỳ năm 2019. Hầu hết (83%) kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là từ Trung Quốc. Đối với mặt hàng gỗ đã cắt thành hình làm ghế sofa, 100% mặt hàng này được nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh kể từ tháng 3 năm 2020. Lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tháng 6 năm 2020 tăng lần lượt là gần 50 lần và 80 lần so với lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này một tháng trước đó.
Sự bùng phát lại của đại dịch COVID-19 như hiện nay sẽ khiến khó dự đoán sự thay đổi của thị trường trong nửa cuối năm 2020. Nhiều tín hiệu cho thấy các chỉ số tăng trưởng về xuất nhập khẩu của ngành cho năm 2020 được Chính phủ đề ra vào cuối 2019 sẽ khó có thể đạt được. Các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì các hoạt động giảm thiểu tác động của đại dịch. Các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cần gấp rút đưa ra các biện pháp kiểm tra, giám sát, cơ chế phòng vệ thương mại, nhằm giảm gian lận thương mại đối với một số mặt hàng có tín hiện rủi ro.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Rủi ro nguồn cung nhập khẩu gỗ từ Nga và Ukraine
- Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
- Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
- Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh