Đối thoại chính sách: Tăng cường giám sát, hậu kiểm trong quá trình thực thi VPA/FLEGT
Tại hội thảo trao đổi kỹ thuật về trách nhiệm giải trình và xác minh tuân thủ trong xây dựng Nghị định quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức, rất nhiều bài học kinh nghiệm về việc chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai hệ thống VNTLAS theo các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được chia sẻ. Trong đó, có những vấn đề về công tác hậu kiểm, hoặc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đã được đặt ra. Với những câu hỏi này, Tại Hội nghị, Tạp chí Gỗ Việt đã ghi nhận những chia sẻ của ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục kiểm lâm, để giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền cục trưởng Cục kiểm lâm chia sẻ tại Hội thảo lấy ý kiến trách nhiệm giải trình
và xác minh tuân thủ trong xây dựng nghị định VNTLAS
Thưa ông, từ lâu chúng ta vẫn thường nói đến việc kiểm tra hậu kiểm, nhưng ông có thể giải thích rõ hơn về khái niệm này, và nó đang vai trò nào với việc thực thi VPA/FLEGT?
Ông Đỗ Quang Tùng: Kiểm tra hậu kiểm là hoạt động thường xuyên của lực lượng kiểm lâm, do vậy khi tham gia đàm phán VPA và xây dựng văn bản pháp luật, các cơ quan quản lý sẽ thực hiện kiểm soát nhập khẩu. Nhưng có một vấn đề là lực lượng kiểm lâm khá mỏng, với đà phát triển hiện nay của ngành công nghiệp gỗ, đó sẽ là thách thức mà chúng tôi cần phải giải quyết, năng lực của kiểm lâm và nguồn lực đang là câu hỏi đặt ra cho ngành kiểm lâm. Lấy ví dụ như một doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh Bình Định, mỗi tháng chỉ xuất khẩu khoảng 30 container nhưng với hàng nghìn doanh nghiệp có quy mô tương tự thì Kiểm lâm sẽ phải làm như thế nào để kiểm soát được nguồn gốc gỗ, tính hợp pháp, hay bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết, pháp luật lại là một câu hỏi lớn. Trong khi đối với cấp phép trong VPA phải kiểm tra 20% trong hệ thống khi xuất khẩu, do vậy kiểm lâm phải có kế hoạch chặt chẽ để mới đảm bảo được vấn đề này. Việc đưa chi cục kiểm lâm vùng vào kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ thêm đang được chúng tôi cân nhắc.
Theo ông, làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiếu rủi ro việc nhập khẩu gỗ trong việc khai tên khác khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Ông Đỗ Quang Tùng: Đối với vấn đề này thuộc về năng lực giám sát của hải quan, đối với hải quan thì kiểm soát gỗ cũng như các loài động thực vật khác, việc xác định tên loài, đang là khó khăn cho lực lượng hải quan trong kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu. Kiểm lâm sẽ phối hợp với hải quan để nâng cao năng lực cho Hải quan về xác định tên loài và loài có thuộc loại nguy cấp quý hiếm không? Trong dự thảo nghị định về thực hiện VPA đã đưa ra xác định loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro để từ đó có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt hơn. Đồng thời trong quy định của luật hải quan. Hải quan là lực lượng chính, do vậy trong phạm vi quản lý của hải quan, khi phát hiện ra vấn đề, hải quan sẽ phối hợp với các bên liên quan để kiểm tra, giám định các loài nghi nghờ. Khi có văn bản trả lời của các bên liên quan tới loài đó, Hải quan mới làm thủ tục thông quan.
Ông có thể giải thích rõ hơn về gỗ nhập khẩu vào Việt Nam thế nào là gỗ hợp lệ hay hợp pháp, và làm thế nào để biết đó là gỗ hợp pháp?
Ông Đỗ Quang Tùng: Về vấn đề nhập khẩu thế nào là hợp lệ và thế nào là hợp pháp. Nhập khẩu hợp lệ là có đầy đủ hồ sơ giấy tờ, thì là hợp lệ, còn trong giấy tờ đó có hợp pháp hay không thì mới tính. Ví dụ: đối với gỗ nhập khẩu, nếu lô gỗ đó đầy đủ giấy tờ là hợp lệ, nhưng trong lô gỗ đó cần có giấy phép CITES, nếu giấy phép CITES này không hợp lệ thì gỗ nhập khẩu đó là không hợp pháp. Đối với gỗ có CITES thì việc nhập khẩu hợp pháp hay không hợp pháp thì rất dễ. Nhưng để xác minh các loài gỗ không nằm trong CITES có hợp pháp không là rất khó. Cực kỳ khó để xác định được ngay. Biện pháp hiện nay là đưa ra hình thức hậu kiểm, kiểm tra lô gô sau khi đã nhập khẩu về. Nếu hồ sơ không đúng sẽ nằm trong quy định về xử phạt, quy định này không nằm trong VNTLAS. Nhưng nằm trong khung hình phạt của Hải quan. Việc thực hiện việc kiểm tra này không dễ dàng chút nào, do vậy để triển khai thực hiện VAP thì trong thời gian tới cần có các dự án hỗ trợ và cần phải có sự hợp tác giữa cơ quan chức năng của Việt Nam với các cơ quan tại nước xuất khẩu. Phải có sự hợp tác với các nước xuất khẩu thì mới có thể xác minh được gỗ đó có hợp pháp không.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Mạnh Hùng - GV115
- Tập đoàn Walmart: Mang cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam
- Công ty gỗ Baillie: Không muốn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường Việt Nam
- John Chan - Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC: AHEC muốn chung sức phát triển ngành gỗ Việt Nam
- Doanh nghiệp với dự thảo tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ: Lo cho doanh nghiệp ít, lo cho người trồng rừng nhiều
- Công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí: Termize 200SC – bước tiến mới trong diệt mối ngành gỗ
- Xu hướng ngành gỗ: Xây dựng thị trường thương hiệu và thiết kế
- Công ty Cổ phần Tekcom: Phát triển đột phá, thịnh vượng dài lâu
- Công ty TNHH Hoàng Phát: Tìm cơ hội Từ Thị Trường Trung Quốc
- Công ty Cổ phần Tekcom : Lãnh đạo mới, Thương hiệu mới, bước phát triển mới
- CÔNG TY MINH LONG SANG TRỌNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh