EU là thị trường nhập khẩu gỗ tần bì của Việt Nam
Tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gỗ tần bì từ thị trường EU lớn nhất chiếm 92,7% tổng lượng nhập khẩu trong tháng đầu năm 2024, đạt 34,4 nghìn m3, trị giá 8,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ tần bì của Việt Nam tháng 2/2024 đạt 21,7 nghìn m³, trị giá 5,8 triệu USD, giảm 41,5% về lượng và giảm 40,9% về trị giá so với tháng 1/2024; tuy nhiên so với tháng 2/2023 giảm 29,3% về lượng và giảm 27,4% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gỗ tần bì đạt 73,9 nghìn m³, trị giá 19,5 triệu USD, tăng 32,4% về lượng và tăng 34,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu thống kê, tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gỗ tần bì loại tròn đạt khối lượng 36,2 nghìn m3, trị giá 9,2 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 20,9% về trị giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng 50,9% về lượng và tăng 53,3% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ tần bì loại xẻ đạt 898 m3, trị giá 517 nghìn USD, giảm 45,4% về lượng và giảm 44,4% về trị giá so với tháng 12/2023; so với tháng 01/2023 giảm 16,1% về lượng và giảm 6,5% về trị giá.
Theo số liệu thống kê, giá nhập khẩu trung bình gỗ tần bì trong tháng đầu năm 2024 đạt 262,1 USD/m3, tăng 0,2% so với tháng 01/2023. Trong đó, giá nhập khẩu gỗ thông từ Canada tăng 82,5% so với tháng 1/2023, lên 638,7 USD/m3. Trái lại, giá nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường EU lại giảm 1,0%, xuống còn 253,3 USD/m3; từ Mỹ giảm 31,2%, xuống 340,4 USD/m3…
Về thị trường nhập khẩu, tháng 1/2024, nhập khẩu gỗ tần bì nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu từ thị trường EU, còn nhập khẩu từ các thị trường khác chiếm tỷ trọng thấp.
Nhập khẩu gỗ tần bì từ thị trường EU lớn nhất chiếm 92,7% tổng lượng nhập khẩu trong tháng đầu năm 2024, đạt 34,4 nghìn m3, trị giá 8,7 triệu USD, tăng 42,1% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với tháng 1/2023.
Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Bỉ tăng 61,1%; Pháp tăng 44,7%; Đức tăng 16,6%; Slovenia tăng 248,4%; Rumani tăng 265,5%... về lượng so với tháng 1/2023.
Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu từ Mỹ đạt 1,4 nghìn m3, trị giá 466 nghìn USD, tăng 158,9% về lượng và tăng 78,2% về trị giá so với tháng 1/2023. Trái lại, nhập khẩu từ thị trường Canada giảm 72,3% về lượng và giảm 49,4% về trị giá so với tháng 01/2023, đạt 71 m³, trị giá 46 nghìn USD.
Gỗ Việt
- Ngành nội thất Malaysia nỗ lực tiến xa hơn trong chuỗi giá trị
- Bắt tín hiệu phục hồi từ thị trường nhà bếp Hoa Kỳ
- Đối tác Ấn Độ tìm nhà sản xuất Bát, Đũa, Khay bằng gỗ
- 5 thị trường chính nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trên thế giới và thị phần của Việt Nam
- Hoa Kỳ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Việt Nam
- Chỉ số giá gỗ cứng và sợi gỗ mềm toàn cầu tăng trong hai năm qua
- Nhập khẩu gỗ tần bì từ EU tăng nhẹ 2,2% về lượng
- Thương nhân gỗ Siberia kiến nghị dỡ bỏ rào cản xuất khẩu gỗ
- Mùi hương của gỗ Hinoki và các sản phẩm từ hương gỗ
- Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 đến 4/12/2022
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu