Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 đến 4/12/2022
Ngày 22/11, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2471/QĐ-BCT và kế hoạch tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam”.
Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 28/11 đến 4/12/2022 trên phạm vi toàn quốc.
Mục đích tổ chức "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia" là để giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam.
Theo đó, tổ chức chương trình "60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2022" trên môi trường trực tuyến với các ưu đãi giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tạo lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trên cả nước. Bên cạnh đó, truyền thông trên toàn quốc để người dân, doanh nghiệp biết về các chính sách, chương trình của Chính phủ về phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngoài ra, đẩy mạnh triển khai các biện pháp tuyên truyền phòng, chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường trực tuyến, thúc đẩy người tiêu dùng trong việc nhận biết và sử dụng các sản phẩm chính hãng, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam.
Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử như: Thanh toán trực tuyến, chuyển phát thông minh, tiếp thị liên kết, các nền tảng mạng xã hội,... nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử, tăng trưởng doanh và phát triển bền vững.
Đối tượng tham gia chương trình bao gồm các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật.
Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là: 100% (Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐCP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính Phủ)
Về công tác tổ chức thực hiện, Bộ Công Thương giao cho Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để Tổ chức, thực hiện Kế hoạch và các hoạt động phát động, truyền thông cho chương trình. Cụ thể triển khai công bổ Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời gian tổ chức.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại chủ động thông tin, hướng dẫn thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại với Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Cung cấp thông tin chương trình khuyến mại, phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan để chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật. Đồng thời phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để tổng hợp, đánh giá kết quả Chương trình.
Các đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương như Văn phòng Bộ phối hợp tuyên truyền, quảng bá về Chương trình tại trụ sở, website của Bộ Công Thương và trên các phương tiện truyền thông.
Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát động chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trưởng trong nước gắn với các hoạt động phát động, truyền thông cho Chương trình.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng phản ánh về hoạt động khuyến mại vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian diễn ra Chương trình để kịp thời xử lý theo quy định.
Tổng cục Quản lý thị trường, Cục quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và nắn bắt thông tin các chương trình khuyến mại vi phạm để tiến hành xử lý theo quy định trong thời gian diễn ra Chương trình.
Đối với các Hiệp hội, ngành hàng có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương thông tin, khuyến khích hội viên và các doanh nghiệp tham gia Chương trình.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương đảm bảo mục đích, thời gian thực hiện Chương trình.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện hoạt động khuyến mại tại địa phương.
Ngoài ra, các thương nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan chủ động tổ chức các hoạt động khuyến mại, phối hợp, tham gia các hoạt động của Chương trình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Gỗ Việt (Nguồn Congthuong.vn)
- Công ty TNHH Lâm sản Thái Hưng cần tìm đối tác cung cấp nguyên liệu
- Doanh nghiệp Panama tìm nhà sản xuất các sản phẩm đồ chơi tại Việt Nam
- Bồ Đào Nha kỳ vọng xuất khẩu đồ nội thất sang UAE sẽ tăng gấp nhiều lần trong những năm tới
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Australia tăng khá
- Nam Phi là thị trường cung cấp gỗ hương lớn nhất cho Việt Nam
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Úc tăng
- Doanh nghiệp ngành gỗ đã kín đơn hàng đến quý 3-2022
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 cho Canada
- Đối tác Pháp tìm nhà cung cấp gỗ ghép thanh cao su tại Việt Nam
- Ngành công nghiệp đồ nội thất của Malaysia đối diện với 2 thái cực
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu