Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết

06/07/2015 10:32
Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết

Việt Nam và EU đã và đang tiếp tục tiến trình đàm phán VPA/FLEGT trong thời gian tiếp theo, kết quả đạt được của quá trình này sẽ mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam như thế nào, câu hỏi vẫn ở phía trước, nhưng chúng ta có thể dự báo xu hướng nếu nhìn vào những nước đã đàm phán với EU về Hiệp định này.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh trên thế giới, nạn buôn bán gỗ bất hợp pháp trị giá khoảng 30 -100 tỉ USD chiếm tới 10-30% tổng lượng buôn bán gỗ toàn cầu.

 Để giảm thiếu vấn đề này, các biện pháp được EU đưa ra áp dụng đối với các bên cầu, bên cung chính là việc chống lại việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp thông qua quy chế gỗ của EU timber (2013) cấm đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU và Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA).

Với các biện pháp đó EU đã tạo được sự quan tâm của chính phủ nhiều nước trên thế giới. Tính tới thời điểm hiện tại đã có 6 quốc gia đang thực hiện VPA gồm: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Ghana, liberia, Cộng hòa Congo, Indonesia; 11 quốc gia đang bày tỏ quan tâm; 9 quốc gia đang đàm phán trong đó có Việt Nam.

 Đối với Việt nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ đứng top 5 trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn và đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á với nguồn nguyên liệu sử dụng cho chế biến chủ từ nhập khẩu và rừng trồng trong nước,  là một trong những nước  trong bối cảnh đang đàm phán, các nội dung đàm phán của VPA/FLEGT đã và đang tiếp tục được thảo luận trong nhiều cuộc họp, trong đó có nổi cộm lên vấn đề Giám sát độc lập đối với hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) và cấp giấy phép FLEGT.

 Với mục đích nhằm làm cho hệ thống TLAS và cấp giấy phép FLEGT hoạt động có hiệu quả và có độ tin cậy cao đảm bảo tính pháp lý của gỗ, đây là một yêu cầu bắt buộc trong các Hiệp định VPA được thực hiện theo định kỳ (hàng năm) bởi một tổ chức có chuyên môn được chính thức công nhận.  Việc thực hiện giám sát độc lập rừng làm một trong những câu chuyện về những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc nâng cao quản trị lâm nghiệp, giảm khai thác gỗ trái phép.  Đây chính là việc giám sát các hoạt động khai thác gỗ từ “rừng ủy quyền khai thác” các khu vực rừng tự nhiên trong đó việc khai thác gỗ được chính quyền ủy quyền cho các công ty tư nhân thực hiện. Việc thực hiện giám sát độc lập rừng này có thể thực hiện bằng các phương pháp phổ biến như kiểm tra thực địa khai thác, vận chuyển gỗ,… và sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để định vị khu vực khai thác. Như vậy đối với tình hình hiện tại ở Việt Nam, loại hình giám sát độc lập rừng  dựa trên việc giám sát các hoạt động khai thác gỗ từ “rừng ủy quyền khai thác” các khu vực rừng tự nhiên trên có phù hợp hay không?  Tại Việt Nam nước sử dụng chủ yếu gỗ cho chế biến từ nguồn gỗ nhập khẩu hoặc rừng trồng chứ không phải là nguồn gỗ tự nhiên trong nước. Hơn nữa hệ thống ủy quyền khai thác rừng tự nhân không tồn tại ở Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên cho các mục đích thương mại. Do hiện rừng tự nhiên không được phép khai thác, hoạt động giám sát độc lập trong khai thác gỗ từ rừng tự nhiên không phù hợp với việc đàm phán. Đây cũng là nhận xét của chuyên gia Edwin - Chuyên gia hỗ trợ FLEGT tại Việt Nam .

Câu chuyện về Giám sát độc lập rừng ở các nước đã ký kết

 Đối với các nước tham gia VPA khác nhau sẽ có cách thức tiếp cận khác nhau về giám sát độc lập rừng, tại các nước đã ký kết việc thực hiện giám sát độc lập rừng cũng có rất nhiều cách thức  khác nhau, đại đa số trong đó Chính phủ đã trao quyền cho các tổ chức CSO/NGO giám sát sự tuân thủ các quy định về ủy quyền khai thác, quy định về khai thác bền vững đã và đang được triển khai một cách hiệu quả.

Indonesia nước đã ký Hiệp định thì việc giám sát độc lập của các tổ chức NGO hoàn toàn được thể chế hóa là một thành phần của Hệ thống TlAS và Hiệp định VPA, các tổ chức NGO thành lập một mạng lưới giám sát rừng độc lập để chia sẻ thông tin từ cấp trung ương tới các cấp tỉnh, huyện, do đó họ dễ dàng phát hiện những vi phạm trong quá trình xác minh tính pháp lý của gỗ, việc tuân thủ hay không tuân thủ khi cấp phép FLEGT và khiếu nại khi phát hiện những sai sót này.

Cộng hòa Congo việc thực hiện Giám sát độc lập được thực bởi các tổ chức NGO trong nước dưới sự hỗ trợ bởi một tổ chức NGO quốc tế có kinh nghiệm về giám sát rừng độc lập. Các NGO trong nước ký kết với chính quyền thông qua một thỏa thuận cho phép họ thực hiện việc điều tra và giám sát thực địa.

Như vậy đối với Việt nam thực hiện giám sát độc lập rừng trong bối cảnh hiện tại vẫn còn là vấn đề đang cần tiếp tục cân nhắc. Với kinh nghiệm từ các nước đi trước, Hiệp định VPA/FLEGT dự kiến Việt Nam ký kết với EU trong thời gian tới hi vọng sẽ là hành lang thông thoáng đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất vào thị trường này.

Theo Gỗ Việt