Xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tăng khá
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất phòng ngủ lớn nhất trên thị trường thế giới. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2022 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ đạt 286,6 triệu USD, tăng 36% so với tháng 4/2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 870,4 triệu USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thương mại đồ nội thất phòng ngủ (mã HS 94050) trong giai đoạn 2017 – 2021 bình quân đạt 22,8 tỷ USD, trong đó trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp toàn cầu đạt trung bình 11,44 tỷ USD/năm.
Vượt qua Trung Quốc, trong năm 2021, Việt Nam là thị trường xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ toàn cầu, tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm 19,3%; Ba Lan chiếm 8,6%.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất phòng ngủ lớn nhất trên thị trường thế giới, cho thấy các sản phẩm nội thất phòng ngủ của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng quốc tế quan tâm. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh góp phần thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, giường, bộ phận giường và tủ dùng trong phòng ngủ là 2 mặt hàng xuất khẩu chính, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 85,8% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giường và bộ phận giường đạt 521,2 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, mặt hàng tủ dùng trong phòng ngủ đạt 225,6 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, còn một số mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ khác cũng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022 như: Tủ đầu giường, bàn dùng trong phòng ngủ, bàn trang điểm, nôi, tủ áo, kệ dùng trong phòng ngủ…
Mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 709,2 triệu USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 81,5% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ. Đồ nội thất phòng ngủ là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua và luôn giữ vững thị phần tại thị trường Mỹ.
Xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh là yếu tố chính góp phần thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng tốt trong thời gian tới. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Mỹ rất khả quan bởi nhu cầu thị trường đang phục hồi mạnh sau đại dịch. Tuy nhiên, Mỹ là thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về minh bạch thông tin và cạnh tranh thương mại công bằng.
Mặc dù Việt Nam và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về kiểm soát nguồn gốc gỗ, song một số sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn có nguy cơ bị điều tra khi có dấu hiệu bất thường và đây là thách thức rất lớn đối với gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói chung và mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ nói riêng của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, đồ nội thất phòng ngủ còn xuất khẩu tới một số thị trường khác trong 4 tháng đầu năm 2022 như: Nhật Bản đạt 36,6 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp theo là Canada đạt 23,3 triệu USD, tăng 34,3%; Anh đạt 19,4 triệu USD, giảm 7,8%; Eu đạt 18,6 triệu USD, tăng 18,2%...
Gỗ Việt
- Quý I/2022, doanh số bán hàng trong ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức tăng nhanh
- Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng mạnh về lượng
- Thuỵ Điển thay đổi giấy chứng nhận sức khoẻ cho các sản phẩm từ gỗ và điều kiện nhập khẩu
- Giới thiệu thông tin doanh nghiệp trên trang Tạp chí Gỗ Việt
- Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN): Giảm chi phí nguyên liệu
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2022
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Giá gỗ nguyên liệu thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTAs
- Xung đột quân sự Nga-Ucraina nhiều lô hàng không xuất được, Hải quan hỗ trợ gì?
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu