Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu đạt 14 tỷ USD vào năm 2021
Năm 2020, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019. trong đó xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 12,8 tỷ USD. Xuất siêu ước cả năm đạt 10,5 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2019. Năm 2021, ngành Lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD, tuy nhiên mối lo lớn nhất của ngành này là nguy cơ đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế.
Chiều ngày 6/1, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Tại Hội nghị Ông Phạm Văn Điển- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay, năm 2020 giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt khoảng 2,58 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019. Xuất siêu ước cả năm đạt 10,5 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2019. Rừng trồng trong nước cung cấp khoảng 30 triệu m3 gỗ, đạt 105% kế hoạch năm, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, trong đó: khai thác rừng trồng tập trung: 20,5 triệu m3; khai thác gỗ cây vườn nhà, cây phân tán, gỗ cao su khoảng 9,5 triệu m3. Công tác quản lý rừng bền vững đã được tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai xây dựng phương án QLRPV. Đến nay, đã có 41 chủ rừng là các Công ty Lâm nghiệp, nhóm hộ gia đình đã thực hiện và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với tổng diện tích đạt 278.976 ha tại 28 địa phương (diện tích rừng tự nhiên là 85.542 ha; rừng trồng là 193.452 ha).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những kết quả của ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, cùng với đó, hoạt động logistics gặp khó khăn do việc thiếu container khiến giá cước vận tải tăng cao. Biến đổi khí hậu, thời tiết dị thường khiến ngành này đối diện với cả mưa bão và cháy rừng.
Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hơn 10% trong những năm gần đây khiến ngành Lâm nghiệp đối diện với các cuộc cạnh tranh thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, toàn ngành đã đạt được kết quả trên 8 nhóm công tác. Năm 2020, xuất khẩu lâm sản không những duy trì mà vượt kế hoạch đặt ra, đây là cứu cánh cho toàn ngành Nông nghiệp.
Trên thực tế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong những thách thức đó là cạnh tranh thương mại toàn cầu ngày càng gay gắt. Hàn Quốc và Mỹ là hai thị trường trong tâm của ngành gỗ hiện đã và đang điều tra chống lẩn tránh thuế đối với mặt hàng gỗ dán. Đây là điều hết sức nguy hiểm cần phải lưu ý.
Trước những khó khăn đó, Hội nghị cũng đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là thúc đẩy phát triển để đạt giá trị xuất khẩu lâm sản 14 tỷ USD; trồng rừng tập trung đạt 230.000 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng: 4.000-6.000 ha; trồng rừng sản xuất: 225.000 ha); tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 32 triệu m3, trong đó: khai thác rừng trồng tập trung: 21,5 triệu m3, tăng 5% so với 2020; khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà: 5,5 triệu m3; khai thác diện tích cao su tái canh: 5 triệu m3.
Gỗ Việt
- Tầm nhìn quyết định giá trị ngành gỗ
- USTR mở phiên điều trần online với ngành gỗ lúc 9h30 PM ngày 28/12/2020
- Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS): Bước ngoặt trong thực hiện quản lý rừng bền vững
- Gỗ tròn tại bang Victoria Úc vị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do bọ vỏ cây
- Doanh nghiệp chế biến gỗ 'nói không' với gỗ bất hợp pháp
- Bản lề cho sự phát triển ngành gỗ
- Chuỗi sự kiện kết nối giao thương trực tuyến Việt Nam - Canada
- Không từ bỏ mục tiêu
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT: Họp các bên liên quan về áp sai mã HS mặt hàng gỗ ghép thanh
- Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán: Nên chăng tạo bộ tiêu chí xuất khẩu?
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh