XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ I NĂM 2023
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong quý I năm 2023 đạt 2,813 tỷ USD, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2022. Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 464 triệu USD, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý I năm 2023, Việt Nam đã xuất siêu 2,24 tỷ trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG, giảm so với mức 3,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
XUẤT KHẨU
Kim ngạch xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 1,137 tỷ USD, tăng 29,2% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 773 triệu USD, tăng 38,9% so với tháng 02/2023.
Trong quý I năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 2,813 tỷ USD, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2022.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,823 tỷ USD, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát đứng ở mức cao; Những bất ổn chính tại Châu Âu tiếp tục khiến kim ngạch xuất khẩu nhiều hàng hóa không thiết yếu như mặt hàng G&SPG bị suy giảm khá mạnh.
Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG cũng giảm khá mạnh: Quý I năm 2023 đạt 64,8% giảm so với tỷ lệ 75,54% của năm 2022.
Biểu đồ 01:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng từ năm 2020 - 2023
(ĐVT: triệu USD)
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Quý I năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,2 tỷ USD, giảm tới 39,56% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 42,9% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành, giảm so với mức 50,2% của cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,08 tỷ USD, giảm 41,27% so với quý I/2022; chiếm 59,24% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cả nước.
Thị trường xuất khẩu:
Quý I năm 2023, mặt dù giảm tới 42,27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 1,38 tỷ USD, chiếm tới 49% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành.
Cũng trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn Quốc, Anh, Canda, Pháp, Australia, Hà Lan, Đức đều giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang số ít thị trường chủ lực tăng nhẹ: Nhật Bản tăng 7,98%; Trung Quốc tăng 5,96%; Malaysia xấp xỉ cùng cùng năm 2022.
Biểu đồ 02:Tham khảo thị phần về kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 3/2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Biểu đồ 03:Tham khảo thị phần về kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong quý I năm 2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Bảng 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường trong quý I năm 2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
NHẬP KHẨU
Kim ngạch nhập khẩu:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 194 triệu USD, tăng 29% so với tháng trước đó.
Quý I năm 2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 464 triệu USD, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý I năm 2023, Việt Nam đã xuất siêu 2,24 tỷ trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG, giảm so với mức 3,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 03: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong từ năm 2020 - 2023
(ĐVT: Triệu USD)
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Doanh nghiệp FDI:
Quý I/2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt đạt 150 triệu USD, giảm 44,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong quý I/2023, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,057 tỷ USD tại Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Thị trường nhập khẩu:
Quý I/2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường cung ứng chủ lực đều giảm rất mạnh. Trung Quốc là thì trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 139 triệu USD, giảm 42,88% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ, Lào, Thailand, Congo, Newzealand, Chile đều giảm rất mạnh. Chỉ số ít thị trường tăng: Pháp tăng 12,84%; Indonesia tăng 34,43% so với cùng kỳ năm 2022.
Biểu đồ 04: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 3/2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Biểu đồ 04: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong quý I năm 2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Bảng 02:Tham khảo kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ một số thị trường về Việt Nam trong quý I năm 2023
Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan
Gỗ Việt
- Gỗ Thụy Sỹ đang trở nên phổ biến
- Thông tư mới về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
- Chủ động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
- Lưu ý về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tham gia nhóm cập nhật thông tin điều tra mặt hàng tủ gỗ của Việt Nam
- Góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT
- Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
- Thương mại hai chiều Việt Nam – Anh hồi phục tích cực nhờ UKVFTA
- Hướng dẫn nhập khẩu gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp
- Doanh nghiệp góp ý về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa XNK