Chủ động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
Thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam. Tuy nhiên, ưu đãi thuế quan lớn cũng đi kèm với điều kiện về xuất xứ, yêu cầu về nguyên liệu sản phẩm nghiêm ngặt hơn khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại.
Sau 3 năm thực thi CPTPP, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu, hiểu rõ về CPTPP đã tăng trưởng rất nhanh. Theo cam kết về cắt giảm thuế quan, trong CPTPP, lộ trình phần lớn là 3-7 năm, tuy nhiên có nhiều trường hợp lộ trình là 10 hoặc 15 năm. Cá biệt có những trường hợp lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu lên đến trên 20 năm. Đơn cử như những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada hưởng lợi thuế 0% ngay khi có hiệu lực là túi xách, sản phẩm kim loại; sản phẩm nhựa, cao su; thủ công mỹ nghệ; nông sản, thủy sản; giày dép và dệt may về 0% với lộ trình từ 0-3 năm.
Vì thế, trong khu vực CPTPP, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Trong 10 tháng của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP đạt 45 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu sang các nước đối tác thuộc châu Mỹ lần đầu có FTA với Việt Nam như: Canada, Peru, Mexico cũng có kim ngạch tăng trưởng rất mạnh mẽ…
Tuy nhiên, khác với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, Hiệp định CPTPP có chương riêng về dệt may. Ngoài việc áp dụng quy định chung như các hàng hóa khác, hàng dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù. Đặc biệt là quy tắc xuất xứ được áp dụng là “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. So với các FTA trước, đây là quy tắc đưa ra yêu cầu ở mức cao.
Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp tại Tọa đàm “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP” tổ chức ngày 1/12, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) cho hay, tỷ lệ xin xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP là rất thấp. Nguyên nhân là một số quốc gia đã có FTA song phương từ trước nên không cần áp dụng, thậm chí quy định tại FTA song phương còn dễ hơn theo CPTPP. Ngoài ra, Mexico cũng là một trong những cường quốc dệt may nên khó cạnh tranh.
Do đó, theo ông Dương, với thị trường châu Mỹ theo CPTPP thì Việt Nam chỉ còn xuất khẩu một số mã xơ sợi. Mặc dù xơ sợi Việt Nam có năng lực tương đối tốt, nhưng với quy tắc xuất xứ từ sợi thì ngành dệt Việt Nam chưa thể cung cấp được những nguyên liệu đầy đủ theo xuất xứ để đủ điều kiện hưởng ưu đãi.
Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Dương cho hay, hiện nay, Tập đoàn Dệt may trong cụm công nghiệp tại Hưng Yên dự kiến sẽ liên kết với một tập đoàn nước ngoài để cung ứng về nguyên phụ liệu.
Ngoài ra, đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn cũng từng chia sẻ, những tiêu chuẩn về phát triển bền vững trong CPTPP cũng là một thách thức, nên các doanh nghiệp cần “xanh hóa” quy trình sản xuất và nguyên liệu. Sản xuất xanh là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi đưa ra quyết định giữa lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Nhưng nếu doanh nghiệp tìm cách vượt qua sẽ là cơ hội rất lớn đối với việc mở rộng khai thác các thị trường có FTA thế hệ mới.
Từ những vấn đề nêu trên, theo bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối, tìm nguồn cung ứng vải, sợi ở trong nước và trong khu vực để tăng cường tỷ lệ sử dụng ưu đãi về thuế quan trong CPTPP. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định đem lại để biết được rằng cơ hội đang ở đâu, ở thị trường nào và nhóm hàng nào.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, các doanh nghiệp nên tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu ở những mặt hàng có tỷ lệ tận dụng tốt. Chẳng hạn, mặt hàng rau quả, gạo, thủy sản có tỷ lệ cao tại EU nhưng giá trị đến thị trường CPTPP còn khiêm tốn thì phải tăng cường xuất khẩu mặt hàng này nhiều hơn.
Gỗ Việt (Nguồn haiquanonline.com.vn)
- Lưu ý về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tham gia nhóm cập nhật thông tin điều tra mặt hàng tủ gỗ của Việt Nam
- Góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT
- Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
- Thương mại hai chiều Việt Nam – Anh hồi phục tích cực nhờ UKVFTA
- Hướng dẫn nhập khẩu gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp
- Doanh nghiệp góp ý về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa XNK
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tăng khá
- Quý I/2022, doanh số bán hàng trong ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức tăng nhanh
- Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng mạnh về lượng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu