Doanh nghiệp góp ý về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa XNK
Ngày 15/6, tại Bình Dương, Tổng cục Hải quan phối hợp với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GATF) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK).
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, với mục tiêu của Thông tư là tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại và các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới, dự thảo Thông tư được xây dựng theo các vấn đề cơ bản như: Hợp nhất các nội dung hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa XNK tại các Thông tư số 38/2016/TT-BTC, Thông tư số 62/2014/TT-BTC, Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC để xây dựng Thông tư thay thế nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, thực hiện.
Đồng thời, dự thảo thông tư thay thế nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các Thông tư nêu trên về việc khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; sử dụng thông báo xác định trước xuất xứ, nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan, nộp C/O đối với trường hợp hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng, quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O, về các trường hợp phải nộp C/O,...
Theo ông Đào Duy Tám, tại thời điểm ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTC, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...) chưa được ký kết để triển khai nên chưa có hướng dẫn tại thông tư này. Trên cơ sở đánh giá rà soát tổng thể quá trình thực hiện đã có nhiều bất cập trong quản lý về xuất xứ hàng hóa như cách thức quản lý kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các doanh nghiệp được cấp phép theo mã REX.
Bên cạnh đó, nhiều yêu cầu quản lý cần được bổ sung và hướng dẫn cụ thể ở Thông tư để cơ quan Hải quan có cơ sở pháp lý thực hiện.
Pháp lý hoá một số hướng dẫn của Bộ Tài chính như về thời điểm nộp C/O, trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan đang ở dạng công văn hướng dẫn. Do vậy, cần phải được quy định ở văn bản pháp quy để đảm bảo căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện.
Theo đó, việc ban hành Thông tự thay thế các thông tư trên một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo triển khai các hiệp định mới theo cam kết và nâng cao hiệu quả quản lý về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tại hội thảo, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương và đại Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cũng đã giới thiệu tới doanh nghiệp về những lợi ích khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các điều khoản về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP. Theo đó, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực cho cơ quan Hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
Đặc biệt, tại hội thảo, ban soạn thảo cũng đã lắng nghe những ý kiến trao đổi từ các chuyên gia thuộc GATF, đạo diện các doanh nghiệp, hiệp hội khu vực phía Nam về các vấn đề khó khăn, thách thức trong thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan tới xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, các doanh nghiệp đánh giá, dự thảo Thông tư nêu trên được với nhiều điểm mới được sửa đổi theo hướng tích cực, sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn, cho hoạt động XNK của doanh nghiệp, cũng như tăng tính minh bạch nhằm chế sự tranh chấp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Đối ngoại và Tiếp cận thị trường, Công ty TNHH Novartis Việt Nam cho biết, qua dự thảo thông tư cho thấy, có tối thiểu 10 nội dung mới được thay đổi, trong đó có nội dung hồ sơ xác định xuất xứ hàng hóa. Điều này thay đổi về cách nhìn trong xác định xuất xứ, áp mã HS trở về đúng bản chất thật. Đồng thời, đối với các công ty đa quốc gia luôn hướng tới cách làm việc tuân thủ pháp luật, nên việc chấp nhận xác định trước về xuất xứ hàng hóa là một sự minh bạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi, các doanh nghiệp cũng đóng góp ý kiến cho ban soạn thảo dự thảo thông tư cần làm rõ các nội dung liên quan đến thời gian chờ xác minh chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thời hạn nộp bản chính C/O sẽ được hưởng ưu đãi để doanh nghiệp có thể chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh; việc xử lý khi có sự khác biệt về đơn vị nhập khẩu trên tờ khai hải quan; bảng kê khai tiêu chí xuất xứ nguyên phụ liệu hàng hóa xuất khẩu; quy định về việc dán nhãn hàng hóa và những vướng mắc liên quan đến kỹ thuật của dự thảo thông tư…
Trên cơ sở ghi nhận những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, ban soạn thảo cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo.
Gỗ Việt (Nguồn Haiquanonline)
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tăng khá
- Quý I/2022, doanh số bán hàng trong ngành công nghiệp đồ nội thất của Đức tăng nhanh
- Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng mạnh về lượng
- Thuỵ Điển thay đổi giấy chứng nhận sức khoẻ cho các sản phẩm từ gỗ và điều kiện nhập khẩu
- Giới thiệu thông tin doanh nghiệp trên trang Tạp chí Gỗ Việt
- Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN): Giảm chi phí nguyên liệu
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2022
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Giá gỗ nguyên liệu thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTAs
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng