2022 - năm ‘leo giá’ của đồ gỗ nội thất
Một loạt các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất thế giới đã bắt đầu tăng giá bán sản phẩm từ 8% đến 10% do các vấn đề vận chuyển và thiếu nguyên liệu.
Theo đó các thương hiệu kinh doanh đồ gỗ nội thất gia dụng đình đám thế giới bao gồm, IKEA (Thụy Điển), Piet Hein Eek (Hà Lan) và Axor (Italy) đã bắt đầu rậm rịch tăng giá bán sản phẩm do khủng hoảng thiếu nguyên vật liệu, giá nhân công cao và chi phí vận chuyển tăng quá mức.
Nổ “phát súng mới nhất” là nhà sản xuất đồ gỗ nội thất Hà Lan Piet Hein Eek vào tuần trước đã thông báo sẽ chính thức áp dụng mức tăng giá mới "không thể tránh khỏi" là 8% kể từ tháng Giêng.
Trước đó ít ngày, mức tăng giá bán ngành hàng này khoảng 5% cũng được công bố bởi công ty sản xuất và kinh doanh đồ gỗ phòng tắm và bếp ăn Hansgrohe thuộc chuỗi thương hiệu chị em Axor, cũng có hiệu lực từ tháng 1. Trong khi đó, gã khổng lồ IKEA thậm chí đã cảnh báo từ tháng 11 năm ngoái về mức tăng giá dự kiến vào năm 2022, rơi vào khoảng 9% vì các lý do tương tự.
Theo giới chuyên gia thị trường, các vấn đề này là một triệu chứng của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc thiếu lao động và đại dịch Covid-19. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ nội thất đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cả tình trạng trì hoãn vận chuyển giao hàng và thiếu nguồn nguyên liệu thô, gây ra tăng chi phí sản xuất.
"Khi nền kinh tế thế giới bắt đầu bộc lộ các vấn đề khủng hoảng do Covid-19 gây ra, tôi không thể nào hình dung và dự đoán được hệ lụy sẽ xảy ra đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như sản xuất, đặc biệt là đối với hàng hóa, lao động và giao thông vận tải", ông Andy Tatton, giám đốc kinh doanh thương hiệu đồ gỗ nội thất Boss Design của vương quốc Anh cho biết.
Hàng loạt các thương hiệu đồ gỗ nội thất thông báo tăng giá bán sản phẩm. Ảnh: RT
Hiện Boss Design là một trong số ít các thương hiệu trong ngành dù đã cảnh báo về kế hoạch tăng giá, nhưng vẫn chưa tiết lộ quy mô của việc tăng giá cụ thể lần này là bao nhiêu. Trước đó công ty này đã tăng giá một đợt vào tháng 5 năm 2021.
Ông Tatton cho hay: “Chúng tôi vẫn đang cân nhắc, tính toán những thay đổi chính xác về giá cả kể từ lần tăng giá trước, những thay đổi này sẽ được áp dụng trên cơ sở từng phạm vi thị trường để phản ánh việc tăng giá liên quan đến chi phí đầu vào”.
Một thương hiệu lớn khác là Hølte của Anh, doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm cho nhà bếp cũng cho biết, đang có kế hoạch tăng giá sản phẩm vào năm 2022 sau khi giá nguyên liệu ván ép bạch dương và ván sợi mật độ trung bình (MDF) hiện đã cao hơn gấp đôi.
Giám đốc Hølte, Fiona Ginnett cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng giá theo cấp số nhân đối với hầu hết các loại chi phí sản xuất, nhất là nguyên vật liệu đầu vào. Và sang năm nay chúng tôi đã phải đón chịu một làn sóng gia tăng chi phí mới từ cục bộ đến toàn bộ, bắt đầu từ tháng Giêng, bao gồm 13% giá của tất cả các loại nguyên liệu chính, vì vậy chúng tôi sẽ buộc phải tăng giá sản phẩm lần đầu tiên”.
Kế hoạch tăng giá của IKEA đã được tiết lộ vào tháng 11 năm 2021, sau khi tập đoàn Inter IKEA Group cung cấp sản phẩm cho các đơn vị nhượng quyền mang thương hiệu IKEA và công bố bản tóm tắt báo cáo năm tài chính 2021 .
Mặc dù gã khổng lồ đồ nội thất này đã đạt doanh thu kỷ lục trong thời kỳ đại dịch, nhưng lợi nhuận trước thuế của IKEA đã giảm 16% so với năm 2020, lỗ khoảng 320 triệu euro (273 triệu bảng Anh). Đại diện thương hiệu này cho rằng "giá nguyên liệu và vận tải tăng mạnh" là nguyên nhân chính.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, giám đốc tài chính Martin van Dam cho biết IKEA đã và đang hứng chịu những chi phí phát sinh để cố neo giữ giá sản phẩm ổn định. Tuy nhiên trước các vấn đề về chuỗi cung ứng dự kiến sẽ suôn sẻ hơn trong năm 2022, công ty có kế hoạch chuyển một số chi phí nguyên liệu và vận chuyển cao đến giá bán sản phẩm tại các đại lý kinh doanh.
Việt Nam là quốc gia sản xuất đồ gỗ nội thất lớn thứ năm thế giới và số một Đông Nam Á (Ảnh: Cosmo Sourcing)
Ông Martin van Dam nói: “Sự khan hiếm và giá cả nguyên liệu thô tăng cao cùng với các vấn đề hậu cần - điều đó có nghĩa là sẽ khó tăng trưởng trong năm tài chính 2022. Tất nhiên, chúng tôi vẫn đang lập kế hoạch cho sự tăng trưởng và sẽ cố gắng thực hiện nó, nhưng đó sẽ là một thách thức rất lớn trong chuỗi cung ứng của chúng tôi và với các nhà bán lẻ".
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, những hạn chế về giãn cách xã hội và suy thoái kinh tế nói chung đã dẫn đến sự chậm lại trong sản xuất.
“Trong nhiều trường hợp, sự thiếu hụt tăng cao trong các chuỗi cung ứng sản xuất - với các ví dụ bao gồm nguyên liệu keo và nhựa - đó là lý do tại sao chúng tác động đến hiện nay mới cảm nhận được. Ngoài ra, đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao đang diễn ra trên toàn thế giới, trong đó ngành vận tải và kho bãi là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất”, báo cáo trích dẫn.
Riêng đối với vương quốc Anh, các vấn đề còn được cho là ngày càng trở nên tồi tệ hơn do Brexit, khiến một loạt các ngành công nghiệp vốn phụ thuộc vào lực lượng lao động từ Liên minh Châu Âu (EU) đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tuyển dụng nhân viên, trong khi các vấn đề biên giới đã ảnh hưởng đến việc giao hàng quốc tế. Các nhà thiết kế và kiến trúc sư đồ gỗ nội thất nước này từng than vãn: "mọi thứ đã trở thành cơn ác mộng quản trị" sau khi vương quốc Anh rời EU.
Việt Nam hiện là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, với hơn 4.500 doanh nghiệp hoạt động và hầu hết sản phẩm được xuất khẩu. Mỹ là thị trường lớn nhất khi nhập khẩu khoảng 37% khối lượng hàng hóa đồ gỗ do Việt Nam sản xuất. Theo ước tính của Cosmo Sourcing, với nhu cầu đồ gỗ nội thất ngày càng tăng trên thế giới, mặt hàng này của Việt Nam đã ghi nhận mức giá tăng đều đặn khoảng 10-15% kể từ năm 2019.
Gỗ Việt (Nguồn Nongnghiep.vn/ Dezeen; Reuters)
- Đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16 tỉ USD trong năm 2022 có quá thận trọng?
- Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
- Ngành gỗ Bình Định: Tiếp cận thị trường ở một góc độ mới
- Năm 2021, thị trường nội thất văn phòng thế giới ước tính đạt 50 tỷ USD
- Năm 2021, xuất khẩu ghế khung gỗ ước tính đạt 3,5 tỷ USD
- Ashley một lần nữa mở rộng sản xuất đồ nội thất
- Nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ thiết lập mặt bằng giá mới?
- Đồ nội thất bằng gỗ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường Đức
- Phục hồi kéo tăng trưởng gỗ lên mức cao
- Hàn Quốc giảm mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu