Các công ty Start up công nghệ: Nổi lên giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

30/10/2019 09:34
Các công ty Start up công nghệ: Nổi lên giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Trên đường đi bộ nhanh từ khách sạn của Thành phố Hồ Chí Minh đến Dinh Thống Nhất, nơi khách du lịch có thể nhìn thấy nhịp sống của đô thị này với những quầy bán thức ăn đường phố, bàn bán vé xổ số và các tài xế taxi mời chào khách qua đường. Và với những người nhạy cảm kinh doanh, họ có thể cảm nhận rõ ràng rằng, đây là một trong những cái nôi để các starup công nghệ sinh sôi. 

Ông Bobby Liu, đồng giám đốc của Viện sáng lập Topica, một công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có bước phát triển hối hả và có nhiều triển vọng. Liu đã sống ở Việt Nam từ năm 1997 và bắt đầu tham dự vào lĩnh vực công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2011. Trong nhiều năm, ông là người tham gia vào lĩnh vực khởi nghiệp đang phát triển của đất nước có rất tiềm năng này. Theo những người trong ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam và các nhà đầu tư khu vực có cổ phần trong nước thì trong 18 tháng qua, tiềm năng này đã được tăng tốc bởi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Khi Trung Quốc và Hoa Kỳ xung đột, và các công ty công nghệ gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường, lưu chuyển dòng vốn, Việt Nam trở thành một một trong những nước được hưởng lợi của cuộc chiến thương mại. Các chuyên gia cho biết, bối cảnh khởi nghiệp của đất nước tiếp tục thu hút đầu tư mạnh mẽ từ cả Trung Quốc và Mỹ, được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng từ một nhóm các nhà đầu tư châu Á cũng như các công ty công nghệ lớn ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự thay đổi lớn nhất được đưa ra khi Google tuyên bố vào cuối tháng 8 rằng họ sẽ chuyển sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sau đó, Grab - công ty mua lại Uber Đông Nam Á - đã công bố kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Các thông báo chính thức công khai về những gì các nhà đầu tư và giám đốc điều hành trong khu vực đã biết từ lâu rằng thị trường Việt Nam đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đây hiện là thị trường khởi nghiệp lớn thứ ba trong số 10 quốc gia ASEAN, theo một báo cáo mới từ Cento Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm của Singapore. Hai năm trước, nước này đứng thứ sáu.

Nikhilesh Goel, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Validus Capital, một công ty đầu tư Đông Nam Á cho biết, Việt Nam đã được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch đầu tư của Mỹ ra khỏi Trung Quốc, nhưng lưu ý rằng vận may của đất nước là kết quả của nhiều năm thay đổi - cả về bộ máy công và tư. Thành công trước khi chiến tranh thương mại xảy ra là câu chuyện của Momo, một công ty về thanh toán trực tuyến, và Tiki, một công ty thương mại điện tử. Theo Go Goel, bất chấp vì lý do gì thì Việt Nam cũng vẫn là một thị trường phát triển nhanh theo đúng nghĩa của nó và có điều kiện phù hợp để các công ty khởi nghiệp phát triển và lớn mạnh.

Liu ghi nhận sự thành công của Việt Nam với ba yếu tố: một thời kỳ hòa bình kéo dài, thủ đô Hà Nội năng động và Việt kiều, những người gốc Việt Nam đang trở về Việt Nam với tần suất nhiều hơn. Liu nói trong những năm gần đây, những người con xa xứ và những người gốc Việt bắt đầu trở về với số lượng lớn hơn. Những người này chính là một nguồn vốn lớn, thông qua kiều hối và đầu tư - nhưng quan trọng hơn là họ mang về kiến thức, ý tưởng và sự kết nối. Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng mới khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, kể từ đây, Việt Nam bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực về tốc độ phát triển.

Các chuyên gia nhận định, có thể thấy rằng có rất nhiều điểm tương đồng giữa cách Việt Nam đang phát triển so với Singapore. Mô hình Singapore có nghĩa là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Amra Naidoo, người đồng sáng lập của Tăng tốc châu Á, một chương trình giúp đỡ các công ty khởi nghiệp, cho biết chính phủ Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bối cảnh khởi nghiệp của đất nước. Theo ông Naidoo thì Chính phủ Việt Nam đã bỏ đi sự ì ạch của mình đằng sau các sáng kiến được giới thiệu để củng cố công cuộc khởi nghiệp non trẻ. Trong những năm gần đây, các chương trình như Thung lũng Silicon Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh đã được thành lập để tăng tốc và hình thành hạt nhân cho sự tăng trưởng này. 

Mạnh Hùng (Theo nbcnews)