Cameroon là thị trường cung cấp gỗ lim lớn nhất cho Việt Nam
Nhập khẩu gỗ lim của Việt Nam từ thị trường Cameroon chiếm tới 70,9% tổng lượng nhập khẩu trong tháng đầu năm 2023, đạt 27,8 nghìn m³, trị giá 11,2 triệu USD, giảm 19,7% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với tháng 1/2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu gỗ lim của Việt Nam tháng 2/2023 đạt 45,0 nghìn m³, trị giá 18,2 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 15,0% về trị giá so với tháng trước, tuy nhiên so với tháng 2/2022 lại giảm 7,1% về lượng và giảm 3,5% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu gỗ lim đạt 84,2 nghìn m³, trị giá 34,0 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 15,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023, nhập khẩu gỗ lim loại tròn đạt khối lượng 20,7 nghìn m³, trị giá 7,7 triệu USD, giảm 37,6% về lượng và giảm 36,9% về trị giá so với tháng 12/2022; so với tháng 1/2022 giảm 26,8% về lượng và giảm 29,3% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ lim xẻ đạt 18,5 nghìn m³, trị giá 8,1 triệu USD, giảm 25,0% về lượng và giảm 25,9% về trị giá so với tháng 12/2022; so với tháng 1/2022 giảm 11,7% về lượng và giảm 19,1% về trị giá…
Theo số liệu thống kê, giá nhập khẩu trung bình gỗ lim trong tháng đầu năm 2023 đạt 403,4 USD/m³, giảm 4,7% so với tháng 1/2022.
Về thị trường nhập khẩu,tháng 1/2023, lượng nhập khẩu gỗ lim từ thị trường Cameroon, Lào, Nigeria, Angola, Campuchia… giảm so với tháng 1/2022, trong khi đó, nhập khẩu từ thị trường Congo, Gabon, Equatorial Guinea, Gana… tăng.
Cụ thể, nhập khẩu gỗ lim từ thị trường Cameroon giảm 19,7% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với tháng 1/2022, đạt 27,8 nghìn m³, trị giá 11,2 triệu USD, chiếm tới 70,9% tổng lượng nhập khẩu.
Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Lào đạt 1,43 nghìn m³, trị giá 1,06 triệu USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,5% về trị giá so với tháng 1/2022.
Nhập khẩu gỗ lim từ thị trường Nigeria đạt 196 m³, trị giá 44 nghìn USD, giảm 87,4% về lượng và giảm 86,5% về trị giá so với tháng 1/2022.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu gỗ lim từ một số thị trường khác giảm so với tháng 1/2022 như: từ Ăngôla giảm 65,6%; Campuchia giảm 36,1%; Kenya giảm 94,1%…
Trái lại, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Congo đạt 4,7 nghìn m³, trị giá 2,1 triệu USD, tăng 108,6% về lượng và tăng 94,4% về trị giá so với tháng 1/2022, chiếm 12,1% tổng lượng nhập khẩu trong tháng đầu năm nay.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu gỗ lim từ một số thị trường khác tăng so với tháng 1/2022 như: từ Gabon tăng 198,4%; Equatorial Guinea tăng 942,0%; Gana tăng 136,4%...
Gỗ Việt
- FSC cho hộ tiểu điền: Nâng cánh để bay xa
- Tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng viên nén gỗ đối diện với rủi ro cao
- Vì sao ngành sản xuất đồ gỗ phải sử dụng nguyên liệu hợp pháp?
- 100% ý kiến thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững
- Phần Lan có thể trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam
- Xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
- Bài toán phát triển và chính sách bảo vệ rừng
- Thực hành lâm sản bền vững – mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
- Trồng rừng - Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu