Bài toán phát triển và chính sách bảo vệ rừng
Nghị trường những ngày đầu tháng 7 đã thảo luận một trong những vấn đề lớn nhất, được quan tâm và bàn luận nhất, không phải về lạm phát hay về giá xăng, mà về chuyển mục đích sử dụng 1.054 ha đất rừng để xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông bao gồm 7 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp nhất trí chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên như tờ trình của Chính phủ. Trong 1.054 ha rừng được đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng có 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng, có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha. Diện tích đất lâm nghiệp 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha, đất rừng sản xuất 1.721,23 ha.
Chủ đề chính ở đây là cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế, giao thương, nâng cao đời sống xã hội với bảo vệ tự nhiên, sinh kế và chính sách phát triển rừng của Chính phủ. Nó không phải là sự đánh đổi hay hi sinh rừng, mà nó là dự án phát triển được xây dựng trên tổng thể của mọi vấn đề, mọi khía cạnh được tính toán tối ưu, việc chuyển đổi gần như không tác động lớn đến môi trường, đồng thời đảm bảo tiến độ của dự án trọng điểm quốc gia này.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, để chuyển 1 ha rừng trồng phải trồng bù 1 ha rừng thay thế, còn chuyển đổi 1ha rừng tự nhiên phải trồng 3 ha rừng thay thế. Cơ cấu loại cây yêu cầu là cây lâm nghiệp. Trên hết, việc trồng rừng thay thế phải thực hiện theo những quy định tại Thông tư 13 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh, nơi có dự án đi qua sẽ phải thực hiện dự án này với những lựa chọn. Hoặc địa phương tìm quỹ đất và trồng theo diện tích thay thế, hoặc nếu địa phương không bố trí được quỹ đất, chủ đầu tư sẽ có thể tìm, nếu họ cũng không tìm được phải nộp số tiền đó cho địa phương và địa phương sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp để lựa chọn địa phương khác trồng thay thế.
Nhiều người băn khoăn về diện tích rừng được chuyển đổi, nhưng theo đánh giá, ngoài diện tích rừng tự nhiên cho trữ lượng 36m3 gỗ/ha thì diện tích rừng trồng chủ yếu là keo và bạch đàn, có giá trị kinh tế thấp. Dự án cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển KT-XH của đất nước, vì vậy, việc "động chạm" đến rừng là không thể tránh khỏi nhưng sẽ làm giảm tối đa tác động đến môi trường, tự nhiên, sinh kế người lao động, hệ sinh thái, và đặc biệt là không để phục vụ cho mục đích khác.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 146)
- Thực hành lâm sản bền vững – mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
- Trồng rừng - Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Chế biến sản xuất Lâm nghiệp - Hướng phát triển rừng bền vững
- Diện tích trồng rừng mới tập trung tăng 5,1%
- Ngành gỗ đối mặt với bài toán thiếu vùng nguyên liệu
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ ước đạt gần 4 tỷ USD trong quý I
- Diện tích rừng trồng 2 tháng đầu năm 2022 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021
- Hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine
- Ngành Lâm nghiệp Australia: Bền vững, Dồi dào và Hiện đại
- ADB đầu tư 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2 để thúc đẩy lâm nghiệp bền vững