Ngành Lâm nghiệp Australia: Bền vững, Dồi dào và Hiện đại
Australia được thiên nhiên ưu đãi với nhiều vùng đất canh tác bền vững trải dài khắp lãnh thổ. Đứng đầu trong số này là hệ thống rừng của Australia - hệ sinh thái sinh học đa dạng và phong phú, chiếm gần 17% diện tích đất nước với tổng diện tích hơn 134 triệu hec-ta. Tương đương với 3% diện tích rừng của thế giới và là diện tích rừng lớn thứ bảy trên toàn cầu.
Tính bền vững môi trường là ưu tiên hàng đầu đối với ngành lâm nghiệp Australia. Một ngành có giá trị, hiện đại và giàu tài nguyên hiện đang thích ứng với những thay đổi của triển vọng thương mại toàn cầu.
Như một nỗ lực để đảm bảo tính bền vững môi trường, mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tai và tương lai; Australia áp dụng Chính sách Quản lý Rừng nhằm bảo vệ và nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, năng suất và khả năng hấp thụ khí cac-bon của rừng.
Australia xuất khẩu đa dạng các loại sản phẩm lâm nghiệp đến 41 quốc gia và là nước xuất khẩu dăm gỗ lớn thứ hai thế giới, với dăm gỗ chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước này, trong khi đó ‘gỗ thô’ chiếm 27%.
Tính bền vững môi trường là ưu tiên hàng đầu đối với ngành lâm nghiệp Australia
Ngoài việc tiếp cận các thị trường mới và tăng doanh số bán hàng ở các khu vực hiện có, ngành công nghiệp gỗ Australia liên tục tìm cách đổi mới, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng danh mục hàng hóa – dịch vụ để phục vụ cả thị trường trong nước và quốc tế.
Ngành công nghiệp gỗ Australia ngày càng chú trọng đến thị trường Việt Nam – một thị trường có giá trị và dễ tiếp cận. Số liệu về thị trường đang phát triển này rất thuyết phục, xuất khẩu gỗ tròn của Australia sang Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 53% kể từ năm 2015.
Các sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm dăm gỗ và các loại gỗ xẻ mềm có đường kính nhỏ như Cypress, gỗ thông mềm và các loại gỗ cứng như Spotted Gum, Brigalow và Gidgee. Những sản phẩm này phù hợp với nhu cầu thị trường bởi đặc tính đáng chú ý là màu sáng, độ bám dính và đàn hồi tốt; được sử dụng để sản xuất đồ nội thất thành phẩm và bán thành phẩm phục vụ xuất khẩu cũng như các công trình xây dựng khu dân cư thương mại trong nước.
Ngành công nghiệp gỗ Australia ngày càng chú trọng đến thị trường Việt Nam
Xuất khẩu gỗ của Australia được hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi 0% vào Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Vị trí địa lý của Australia cũng đóng góp rất nhiều vào thương mại giữa hai nước, quá trình vận chuyển thường mất 17-26 ngày để các sản phẩm gỗ của Australia đến cảng Việt Nam.
Ngành lâm nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ của Australia là lĩnh vực ưu tiên của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade). Các chuyên gia thương mại trong và ngoài nước đang tích cực hỗ trợ ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng thị trường mới.
Để biết thêm thông tin về việc tìm nguồn cung ứng các sản phẩm lâm nghiệp từ Australia, vui lòng liên hệ với Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) theo địa chỉ email: Vietnam@austrade.gov.au
Gỗ Việt
- ADB đầu tư 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2 để thúc đẩy lâm nghiệp bền vững
- Sản lượng gỗ của Nga có thể giảm hơn 40% nếu các lệnh trừng phạt vẫn tiếp diễn
- Nhập khẩu gỗ lim tăng mạnh về lượng trong 2 tháng đầu năm 2022
- Phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững hiệu quả giai đoạn 2021-2030
- Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng năm 2022 dự báo sẽ tăng trưởng cao
- Doanh nghiệp chung sức trồng 250.000 cây xanh tại Ba Vì
- Ban hành Kế hoạch kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp
- Cameroon tăng thuế xuất khẩu gỗ tròn
- Phát triển rừng trồng có hiệu quả kinh tế cao và bền vững
- Ngành gỗ Bình Dương: Đổi tư duy để phát triển bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu