Phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững hiệu quả giai đoạn 2021-2030
Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
Đó là một trong những mục tiêu của Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030, vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt ngày 10/3/2022.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Một trong các nhiệm vụ của Đề án là phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể, hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.
Cùng với đó là, xây dựng 1 trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế; khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ phù hợp với nhu cầu, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng.
Đề án cũng đặt yêu cầu tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế; thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng Online hoặc qua các sàn thương mại điện tử.
Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu "Gỗ Việt", khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu "Gỗ Việt", góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng năm 2022 dự báo sẽ tăng trưởng cao
- Doanh nghiệp chung sức trồng 250.000 cây xanh tại Ba Vì
- Ban hành Kế hoạch kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp
- Cameroon tăng thuế xuất khẩu gỗ tròn
- Phát triển rừng trồng có hiệu quả kinh tế cao và bền vững
- Ngành gỗ Bình Dương: Đổi tư duy để phát triển bền vững
- Chuyển đổi số ngành gỗ: Doanh nghiệp liệu đã sẵn sàng?
- Làng nghề gỗ: Tất bật sản xuất cuối năm
- Tiêu thụ đồ nội thất văn phòng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương khả quan năm 2021 và 2022
- Thay đổi xu hướng lối sống, tác động tới nhu cầu về đồ nội thất ở Bắc Mỹ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu