Xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 30/9/2022, tại Tuyên Quang, Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh miền núi phía Bắc, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các hiệp hội gỗ và lâm sản địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc nhằm kết nối giữa vùng nguyên liệu với vùng chế biến, giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản và thu hút đầu tư vào trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn, thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu, góp phần phát huy hết tiềm năng, lợi thế về rừng của vùng.
Theo đánh giá tại Hội nghị, các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản như có điều kiện sinh thái phù hợp cho nhiều loài cây trồng lâm nghiệp phát triển, đặc biệt là các loài Keo, Bạch Đàn, Bồ Đề, Quế, Thông, Hồi; một số địa phương đã hình thành các cụm, khu công nghiệp, có các doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất, ván dán, ván ghép thanh, ván bóc, dăm gỗ, viên nén gỗ xuất khẩu đã đạt được những thành công nhất định như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ. Bên cạnh đó, khu vực miền núi phía Bắc cũng là nơi có diện tích rừng sản xuất, lượng gỗ nguyên liệu khai thác lớn nhất của cả nước. Cả vùng có 1.527 nghìn ha rừng trồng sản xuất, chiếm 41% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước, lượng gỗ khai thác của vừng chiếm khoảng 38,9% lượng gỗ nguyên liệu khai thác của cả nước nhưng giá trị xuất khẩu chỉ chiếm trên 6% giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của cả nước.
Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Bùi Chính Nghĩa, năm 2021 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của các tỉnh miền núi phía Bắc đạt 986,6 triệu USD, tăng 42,7% so với năm 2020, góp phần quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản của cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản của cả vùng chưa xứng với tiềm năng, lợi thế về rừng của vùng.
Một số khó khăn được đánh giá đó là, diện tích đất đã giao cho các hộ gia đình nhỏ lẻ, khó tạo được vùng nguyên liệu lớn, gây khó cho việc thu mua và vận chuyển đến nơi chế biến; địa hình không thuận lợi nên việc khai thác, vận chuyển khó khăn và tốn nhiều chi phí. Bên cạnh đó còn có những khó khăn trong chính sách tín dụng, giống và kỹ thuật, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Tuy vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ kiến nghị, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn, bất lợi và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Cụ thể là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được ban hành như Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025, Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030, trong đó có việc phát triển khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các tỉnh miền núi phía Bắc; Hướng dẫn các địa phương phát triển các mô hình hợp tác, liên kết trồng lừng gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý lừng bền vững gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm./.
Gỗ Việt
- Bài toán phát triển và chính sách bảo vệ rừng
- Thực hành lâm sản bền vững – mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
- Trồng rừng - Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Chế biến sản xuất Lâm nghiệp - Hướng phát triển rừng bền vững
- Diện tích trồng rừng mới tập trung tăng 5,1%
- Ngành gỗ đối mặt với bài toán thiếu vùng nguyên liệu
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ ước đạt gần 4 tỷ USD trong quý I
- Diện tích rừng trồng 2 tháng đầu năm 2022 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021
- Hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine
- Ngành Lâm nghiệp Australia: Bền vững, Dồi dào và Hiện đại
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu