Chứng chỉ rừng PEFC tại châu Á - 2015
Năm 2015 Châu Á đã đi đầu trong các hoạt động PEFC, từ việc Ấn Độ gia nhập liên minh với Trung Quốc và Indonesia kỷ niệm ngày nhận chứng chỉ PEFC đầu tiên. Nhật Bản tiến tới gần hơn hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được chứng nhận PEFC, PEFC cho hay sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Philippines. Ngoài ra, Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCC) - thành viên PEFC lâu năm đang kỷ niệm 14 năm bảo vệ rừng nhiệt đới.
Sự tham gia của Ấn Độ đã nâng số lượng các quốc gia thành viên PEFC lên con số 40. Với việc Nhật Bản gia nhập vào năm 2014, Trung Quốc và Indonesia đạt được chứng thực về hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia cùng năm, sự tham gia của mạng lưới chứng nhận và bảo tồn rừng NCCF Ấn Độ đã củng cố vị thế PEFC trong khu vực châu Á. Ben Gunneberg, Giám đốc điều hành của PEFC Quốc tế trong khi chào đón NCCF tham gia PEFC đã cho hay "Thật tuyệt vời khi Ấn Độ trở thành nước thứ năm tại châu Á và nước thứ 40 trên toàn cầu gia nhập liên minh PEFC". "NCCF đã làm việc chăm chỉ trong năm qua để thuyết phục các bên liên quan và thiết lập vị thế của mình nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống chứng chỉ rừng Ấn Độ."
Sachin Jain Raj, nhà tổ chức họp NCCF cho hay "NCCF cam kết thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng tại Ấn Độ và định vị Ấn Độ trên nền tảng toàn cầu PEFC. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ mà PEFC và mạng lưới của mình đã đem lại kết quả cho chúng tôi cho đến nay, là thành viên chính thức được chấp thuận, chúng tôi cam kết nỗ lực tăng cường hơn nữa trong việc phát triển hệ thống chứng chỉ Ấn Độ".
Trước đó vào năm 2015, New Zealand cũng đã gia nhập liên minh PEFC, với việc Hiệp Hội Chứng nhận Rừng New Zealand (NZFCA) được chấp thuận trở thành quốc gia thành viên PEFC. Theo Tiến sỹ Andrew McEwen, Chủ tịch NZFCA "Chúng tôi rất vui mừng khi được chấp nhận là thành viên của PEFC và đại diện PEFC tại New Zealand". "Việc gia nhập này sẽ có lợi cho tất cả mọi người tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm rừng, từ người trồng rừng cho tới các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu vì nó sẽ mở ra cơ hội tiêu thụ các sản phẩm rừng sản xuất từ rừng New Zealand tại các thị trường mới."
Trung Quốc và Indonesia mở rộng chứng nhận
Từ khi Trung Quốc và Indonesia thành công trong việc đạt được chứng thực PEFC về hệ thống rừng quốc gia năm 2014, hai nước này cũng đã bắt đầu tạo dựng thành tích của mình. Điều này có thể thấy rõ nhất ở các khu rừng, với gần 6 triệu ha rừng tại hai quốc gia nhận được chứng nhận PEFC - 5,3 triệu ha ở Trung Quốc và 600.000 ha ở Indonesia. Ông Gunneberg nhấn mạnh "Cho đến nay, hầu hết các chứng chỉ rừng diễn ra ở Tây bán cầu, nhưng lợi ích từ các chứng chỉ quản lý rừng đầu tiên tại Trung Quốc và Indonesia sẽ giúp đạt đỉnh cao được chứng nhận chủ đạo ở châu Á".
Tại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua quy chế cấp chứng chỉ rừng quốc gia mới, đặt ra các phạm vi, khuôn khổ và yêu cầu cho tất cả các chứng chỉ rừng hoạt động tại nước này. Từ bây giờ, tất cả các hoạt động chứng nhận rừng phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận rừng Trung Quốc. Hệ thống chứng chỉ rừng Trung Quốc là hệ thống PEFC được chứng nhận, quy định mới của Trung Quốc có hiệu quả đồng nghĩa với việc tất cả rừng Trung Quốc phải đáp ứng hoặc vượt mức yêu cầu quốc tế của PEFC. Ông Gunneberg chia sẻ "Đây là một bước đi quan trọng và mang tính lịch sử đối với người làm lâm nghiệp Trung Quốc, cộng đồng người Hoa sống phụ thuộc vào các khu rừng, để phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng Trung Quốc CFCC và Chuỗi hành chình sản phẩm thì cần có sự tham gia của các bên liên quan”. “Thêm vào đó, cả hai tiêu chuẩn quốc gia cần phải được đánh giá kỹ lưỡng, đạt được sự công nhận quốc tế thông qua chứng thực PEFC."
Ngoái rừng, logo CFCC và PEFC hiện nay đều có thể thấy trên cùng một sản phẩm lần đầu tiên tại Trung Quốc, sau sự ra mắt của giấy photo "Paper One" của hãng Asia Symbol. Bằng việc quảng bá cả hai logo, công ty đã chứng mình cam kết của mình trong việc quản lý rừng bền vững tại thị trường Trung Quốc và quốc tế. Ông Wang Wei, Chủ tịch Hội đồng chứng nhận rừng Trung Quốc (CFCC) kiêm Phó Tổng Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Công nghệ và Khoa học thuộc Cục Lâm nghiệp Trung Uơng (SFA) cho biết "Sự ra đời của sản phẩm được chứng nhận của Asia Symbol mang logo CFCC và PEFC đã tạo dựng hình ảnh tốt cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất giấy của Trung Quốc khi theo đuổi phát triển bền vững". "Chúng tôi mong muốn thấy được nhiều hơn các sản phẩm giấy Trung Quốc xuất đi toàn cầu với hộ chiếu xanh về chứng chỉ rừng."
Nhật Bản tới gần hơn chứng nhận
Hệ thống chứng chỉ rừng Nhật Bản hiện đang được đánh giá đạt PEFC, sau khi đệ trình Hội đồng hệ sinh thái Xanh bền vững Nhật Bản (SGEC) hồi đầu năm nay. SGEC đã gia nhập PEFC vào tháng 11/2014, là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất Nhật Bản. Được thành lập vào năm 2003, SGEC tập trung thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cung cấp chứng chỉ rừng đặc biệt cho 2,5 triệu doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình hiện đang sở hữu ít nhất 0,1 ha rừng. Ông Kiyoo Nakagawa, Tổng giám đốc/trưởng SGEC nhận xét "Chúng tôi dự định phát triển SGEC như một hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế thông qua sự công nhận lẫn nhau với PEFC và thúc đẩy lâm nghiệp và ngành gỗ bằng cách thực hiện quản lý rừng bền vững, do đó, tất cả những nỗ lực trong việc tối đa hóa các chức năng của rừng, như phòng chống việc nóng lên toàn cầu và bảo tồn đa dạng sinh học".
PEFC tiếp tục hỗ trợ trong khu vực
Theo Richard Laity, đại diện PEFC International tại Đông Nam Á cho biết "Việc cung cấp chương trình đào tạo Chuỗi hành trình sản phẩm cho các Hiệp hội ngành công nghiệp, chạy dự án thí điểm với các công ty, hợp tác xã và các nhà quản lý rừng khác, và tư vấn các quá trình cho các quốc gia liên quan là cách thức điển hình chúng tôi hỗ trợ cho các quốc gia trong khu vực". "Với các bên liên quan ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam đặc biệt chủ động và cam kết phát triển các hệ thống chứng chỉ quốc gia để PEFC công nhận, chúng tôi mong muốn tiếp tục phát triển rừng được chứng nhận nhận trong những năm tới." Một trong các dự án mang tính bước ngoặt của PEFC trong khu vực là dự án thí điểm quy mô nhỏ ở miền Trung Việt Nam nhằm củng cố các tổ chức sản xuất lâm nghiệp bằng cách tạo dựng năng lực cho các hộ gia đình, hợp tác xã và liên minh hợp tác xã trực thuộc tỉnh. Tiến sỹ Hà, Giảng viên cao cấp trường Đại học Huế, đồng thời là điều phối viên Dự án thí điểm liên minh hợp tác xá nông nghiệp PEFC cho biết "Sau bốn năm làm việc với những người nông dân, chúng tôi đã có được gần 2.000-3.000 ha chuẩn bị đạt chứng chỉ quản lý rừng PEFC. Là một dự án thí điểm, chúng tôi đang giúp các nông hộ nhỏ tìm cách đạt được chứng nhận PEFC ở Việt Nam và qua đó thúc đẩy sự phát triển hệ thống chứng chỉ quốc gia”.
Tại Philippines, một hội thảo được tổ chức vào tháng 7 đã quy tụ nhiều công ty, nhằm cung cấp cho họ thông tin và chuẩn bị kiểm toán lưu ký Chuỗi hành trình sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận như PEFC. Phát biểu tại sự kiện này, ông Gunnerberg cho hay "Với các nước châu Á đang phát triển các hệ thống chứng chỉ rừng PEFC và các công ty châu Á lựa chọn chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm PEFC thì công việc kinh doanh của các cơ quan tại Philippin tốt hơn và các nhà khai thác cũng tin tưởng vào chứng nhận PEFC.
MTCC kỷ niệm 14 năm Bảo vệ rừng nhiệt đới
Năm nay Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia kỷ niệm 14 năm thúc đẩy Chứng chỉ gỗ nhiệt đới hợp tác với các bên liên quan tại địa phương. MTCC là một tổ chức độc lập hoạt động theo Dự án Chứng nhận gỗ Malaysia được chứng thực PEFC (MTCS) – Hệ thống chứng nhận rừng nhiệt đới đầu tiên trong khu vực châu Á Thái Bình Dương được PEFC xác nhận. Ông Yong Teng Koon, Giám đốc điều hành MTCC cho biết "Công việc của chúng tôi cho thấy một trong những cách tốt nhất để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới là quản lý rừng bền vững, và kể từ khi chúng tôi bắt đầu hành trình năm 1999, đến nay chúng tôi đã chứng nhận gần năm triệu ha"." Chúng tôi tự hào rằng sản phẩm gỗ nhiệt đới được chứng nhận của chúng tôi xuất khẩu sang 45 quốc gia trên khắp thế giới: đó là việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng, giúp các khu rừng cạnh tranh với mục đích sử dụng đất khác, đảm bảo chúng vẫn đứng vững".
Để biết thêm thông tin chi tiết. Vui lòng truy cập website www.pefc.org, bài viết Tổng kết thường niên PEFC 2014 - Hướng tới đỉnh cao.
Gỗ Việt số 72 - Tháng 10,2015
- Cần phát huy hết giá trị ngành Gỗ
- VPA/FLEGT: Các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm
- Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết
- Dự Ấn Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững – SCORE
- ÚC: Khảo sát tính hợp pháp – Sản phẩm nào là sản phẩm gỗ pháp định
- Cảnh bảo của Liên minh Châu Âu (EU) về bao bì bằng gỗ xuất khẩu sang EU
- Gỗ Hồ đào Hoa Kỳ: Một loài gỗ rất cứng
- VN- Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng sạch
- “Chống đường lậu hiệu quả là không... chống gì”
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu