Cần phát huy hết giá trị ngành Gỗ
7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,7 tỉ USD đã đem đến những tin vui cho ngành gỗ. Nhưng để đạt mục tiêu 7 tỉ USD và khai thác hết giá trị, ngành cần có những kế hoạch cụ thể, dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Tiến Quang - Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, Thành viên đoàn khảo sát nhu cầu thông tin FLEGT-VPA các doanh nghiệp gỗ xung quanh vấn đề này.
Với gần 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và đã hình thành các trung tâm chế biến gỗ tại Bình Dương và bình Định, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chiếm lĩnh khá tốt thị trường xuất khẩu gỗ khi mở rộng ra hơn 100 nước trên thế giới. Đến thời điểm này rất nhiều doanh nghiệp gỗ đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm 2015. Hơn nữa, 7 tháng đầu năm, ngành gỗ Việt nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu được khoảng 3,7 tỉ USD.
Cùng với nhu cầu về các sản phẩm gỗ của nhiều nước trên thế giới tăng cao, nhiều hiệp định tự do thương mại đã và đang chuẩn bị được ký kết sẽ tạo thêm cơ hội, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt nam. Vì thế ngành gỗ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Không những vậy, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng tốt khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trong nước không ngừng gia tăng.
Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ xuất sang các nước thành viên eu là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT.
Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. nếu hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính… để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/FLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp…
Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đều có quy mô nhỏ và vừa (50%), được phát triển từ mô hình sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác… có nhiều hạn chế về năng lực quản trị, thiết bị, công nghệ, tính liên kết của các doanh nghiệp lại hạn chế. Với quy mô này, các doanh nghiệp rất khó thực hiện được các hợp đồng lớn của nước ngoài nên chủ yếu vẫn là gia công và chưa thể xây dựng được thương hiệu cho mình.
Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ usD và năm 2020 đạt 10 tỷ usD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt nam cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT song song với đó, là hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.
Để có một chiến lược phát triển ngành gỗ lâu dài, nhà nước cũng cần có chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; tiếp tục ban hành, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng; hỗ trợ người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm chứng minh tính hợp pháp của gỗ rừng trồng…
Ngoài ra, là những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế biến g gỗ trong tiếp cận vốn, thị trường, phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu cho ngành gỗ Việt nam. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động và tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành chế biến gỗ ở cấp quốc gia, địa phương để triển khai các chương trình hỗ trợ, đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp ngành chế biến gỗ.
Gỗ Việt
- VPA/FLEGT: Các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm
- Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết
- Dự Ấn Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững – SCORE
- ÚC: Khảo sát tính hợp pháp – Sản phẩm nào là sản phẩm gỗ pháp định
- Cảnh bảo của Liên minh Châu Âu (EU) về bao bì bằng gỗ xuất khẩu sang EU
- Gỗ Hồ đào Hoa Kỳ: Một loài gỗ rất cứng
- VN- Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng sạch
- “Chống đường lậu hiệu quả là không... chống gì”
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu