Hà Lan giảm nhập khẩu đổ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho Hà Lan trong năm 2022, mặc lượng nhập khẩu giảm mạnh, nhưng trị giá vẫn tăng do giá nhập khẩu bình quân tăng cao.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong năm 2022, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hà Lan đạt 774,4 nghìn tấn, trị giá 2,9 tỷ Eur (tương đương 3,2 tỷ USD), tăng 0,4% về lượng và tăng 6% về trị giá so với năm 2021.
Hà Lan nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ các thị trường: Đức, Trung Quốc, Ba Lan và Bỉ. Tổng lượng nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm 64,8% tổng lượng nhập khẩu vào Hà Lan. Trong đó, Hà Lan tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Bỉ, đạt 107,2 nghìn tấn, trị giá 278,8 triệu Eur (tương đương 303,9 triệu USD), tăng 81,1% về lượng và tăng 18,5% về trị giá so với năm 2021.
Hà Lan giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc, đạt 115,5 nghìn tấn, trị giá 361,2 triệu Eur (tương đương 393,7 triệu USD), giảm 21,2% về lượng và giảm 9,5% về trị giá; tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 4,1 điểm phần trăm so với năm 2021.
Việc áp dụng chính sách “Zero Covid” là yếu tố chính khiến hoạt động xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tới thị trường Hà Lan bị gián đoạn. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho Hà Lan trong năm 2022, mặc lượng nhập khẩu giảm mạnh, nhưng trị giá vẫn tăng do giá nhập khẩu bình quân tăng cao.
Tác động của dịch bệnh, cùng với ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina, chi phí nguyên liệu, vận chuyển tăng nên giá thành sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng cao.
Việt Nam thị trường cung đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho Hà Lan. Ảnh minh họa
Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam năm 2022 chỉ chiếm 1,8% trong tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ Hà Lan nhập khẩu, giảm 0,6 điểm phẩm trăm so với năm 2021. Lạm phát tại Hà Lan vẫn đang ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của người dân Hà Lan, vốn đã chi tiêu rất tiết kiệm so với các nước trong khu vực.
Do vậy, các hàng hóa không thiết yếu như đồ gỗ nội thất vẫn sẽ có xu hướng giảm tiêu dùng trong thời gian tới. Đáng chú ý, với sự hỗ trợ tích cực của Thương vụ, 1 Tập đoàn nội thất lớn của Hà Lan là VidaXL đã sang Việt Nam (tập trung vào các tỉnh miền Trung) khảo sát để đầu tư chế biến sản phẩm gỗ nội thất và ngoại thất xuất khẩu. Đây là những tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp Hà Lan đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho việc mở rộng đầu tư của họ trong thời gian tới.
Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ đều là những mặt hàng chính Hà Lan nhập khẩu trong năm 2022, lượng nhập khẩu 2 mặt hàng này chiếm 67,8% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên tỷ trọng cả về lượng và trị giá những mặt hàng này trong tổng nhập khẩu của Hà Lan vẫn còn thấp. Do đó, vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác tại thị trường này trong thời gian tới.
Gỗ Việt
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada giảm 2 con số
- Hi vọng từ thị trường Hoa Kỳ
- Tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 28 tỷ RM vào năm 2025
- Xuất khẩu đồ gỗ gặp khó, doanh nghiệp xoay chuyển thị trường
- Nửa đầu năm 2022, đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc giảm 17,5%
- Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Indonesia tăng 10,8%
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu