Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 3 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU ước đạt 133,2 triệu USD, giảm 37,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU trong tháng 3/2023 đạt 55,2 triệu USD, giảm 26,4% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU ước đạt 133,2 triệu USD, giảm 37,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2023, kinh tế EU được dự báo chỉ tăng trưởng 0,5%, so với mức tăng trưởng 2% của năm 2022, lạm phát vẫn ở mức cao khoảng 7%. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, đồng thời gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào EU, trong đó có Việt Nam. EU sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.
Cùng với đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng các sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tại thị trường EU.
Bên cạnh đó, các quy định mới liên quan đến hàng hóa nhập khẩu cũng tạo thêm trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tới thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, ngay trong tháng 1/2023, EU đã thông báo lịch trình cho Kế hoạch đưa ra quy định về trách nhiệm đến hạn. Trong đó, yêu cầu tất cả các đối tác xuất khẩu vào EU tập trung nhiều hơn vào vấn đề môi trường, lao động. EU cũng dự kiến đưa ra chính sách về chống phá rừng, cân bằng chuyển đổi cacbon… quy định này liên quan trực tiếp tới nhiều mặt hàng đồ gỗ nội thất.
Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu tới EU được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ… mà phía EU đặt ra là những vấn đề không dễ vượt qua.
Bên cạnh những yếu tố kém tích cực, các chuyên gia nhận định, cho dù có khó khăn, nhưng tiềm năng xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới thị trường EU vẫn rất khả quan, bởi nhu cầu thị trường rất lớn.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trong năm 2022 nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU đạt 7,3 triệu tấn, trị giá 24,4 triệu Eur (tương đương 26,3 triệu USD), giảm 7% về lượng nhưng tăng 6,6% về trị giá so với năm 2022.
Trị giá nhập khẩu tăng là do giá nhập khẩu bình quân tăng, bởi chi phí sản xuất tại các thị trường xuất khẩu tăng cao, cùng với chi phí vận chuyển tăng, do chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh và cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina.
Trong cơ cấu thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 5 cho EU trong năm 2022, đạt 140,5 nghìn tấn, trị giá 679,7 triệu Eur (tương đương 734 triệu USD), tăng 3% về lượng và tăng 38% về trị giá so với năm 2021. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,9% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để khai thác thị trường này trong thời gian tới. Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường EU trong 2 tháng đầu năm 2023, còn một số mặt hàng khác cũng được xuất khẩu tới thị trường này như: Gỗ, ván và ván sàn, viên nén gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, khung gương... Đáng chú ý, viên nén gỗ đã bắt đầu xuất khẩu tới thị trường EU, mặc dù kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức thấp, nhưng triển vọng xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường EU rất khả quan trong bối cảnh nguồn cung chính viên nén gỗ của EU là Nga bị ngừng trệ.
EVFTA bước sang năm thứ 3 có hiệu lực được xác định là động lực thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường EU. Việt Nam là một trong 4 nước có hiệp định thương mại với EU ở khu vực châu Á. Chính sách thương mại của EU đang tập trung vào các quốc gia này để tháo gỡ khó khăn cho thị trường nội địa. Đây cũng là những yếu tố sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu sang EU.
Gỗ Việt
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada giảm 2 con số
- Hi vọng từ thị trường Hoa Kỳ
- Tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 28 tỷ RM vào năm 2025
- Xuất khẩu đồ gỗ gặp khó, doanh nghiệp xoay chuyển thị trường
- Nửa đầu năm 2022, đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc giảm 17,5%
- Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Indonesia tăng 10,8%
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm
- Vì sao ngành gỗ liên tiếp đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại?
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh