Hiệp hội Nội thất Indonesia hướng đến Trung Đông qua thị trường xuất khẩu EU
Theo nguồn en.tempo.co, Hiệp hội Thủ công và Nội thất Indonesia (HIMKI), xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu đã giảm 0,1% vào năm 2022. Đây là lý do khiến HIMKI đang hướng đến thị trường Trung Đông để vực dậy ngành nội thất Indonesia.
HIMKI ước tính các quốc gia ở Trung Đông sẽ trở thành thị trường đồ nội thất lớn nhất thế giới, thay thế Liên minh Châu Âu, và Trung Đông được coi là thị trường mới nổi hiện nay.
Thị trường thống trị trong tương lai sẽ không còn là Mỹ và Châu Âu mà là Châu Á và Trung Đông. Theo dự đoán, các quốc gia khác nhau ở Trung Đông như Qatar, Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sẽ tiếp tục thực hiện những bước phát triển lớn. Vì vậy, các quốc gia này có nhu cầu rất lớn về đồ nội thất. Dubai đang lên kế hoạch xây dựng một thành phố mới có diện tích gấp 7 lần Dubai, đây có thể là một thị trường mới đối với đồ nội thất.
Nội thất Indonesia hướng đến Trung Đông qua thị trường xuất khẩu EU. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh tập trung vào thị trường xuất khẩu truyền thống là Liên minh Châu Âu. Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu ở đó ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn kể từ khi ban hành Luật Chống phá Rừng, trong đó yêu cầu các nhà xuất khẩu Indonesia phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) để tham gia vào thị trường này.
Điều này có nghĩa là nguyên liệu thô để sản xuất đồ nội thất phải được lấy từ cây trồng. Indonesia hiện cũng đang đấu tranh để hệ thống xác minh tính hợp pháp của gỗ hoặc SVLK được áp dụng tại thị trường châu Âu và ngang bằng với FSC.
Gỗ Việt
- Cameroon là thị trường cung cấp gỗ lim lớn nhất cho Việt Nam
- FSC cho hộ tiểu điền: Nâng cánh để bay xa
- Tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng viên nén gỗ đối diện với rủi ro cao
- Vì sao ngành sản xuất đồ gỗ phải sử dụng nguyên liệu hợp pháp?
- 100% ý kiến thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững
- Phần Lan có thể trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam
- Xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
- Bài toán phát triển và chính sách bảo vệ rừng
- Thực hành lâm sản bền vững – mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ