IKEA có kế hoạch chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Thổ Nhĩ Kỳ
Để giảm thiểu các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí vận chuyển tăng, IKEA tập đoàn nội thất lớn của Thụy Điển có kế hoạch chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nguồn Wood365.cn, kể từ khi đại dịch bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề, cộng với hàng loạt tác động do Brexit, hiện hầu hết các sản phẩm thuộc tập đoàn nội thất IKEA của Thụy Điển đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng. Để giảm thiểu các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí vận chuyển tăng, IKEA có kế hoạch chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát vào năm 2020, giá một container từ Đông Á đã tăng từ 2.000 USD lên 12.000 USD, điều này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của nhà sản xuất. Đối mặt với vấn đề vận chuyển trong đợt đại dịch mới, IKEA đang cố gắng tăng cường sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ, với mục đích sản xuất gần nơi bán để đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi nối liền châu Âu và châu Á, với vị trí địa lý thuận lợi nên Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi từ những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, sự biến động của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thách thức lớn đối với công ty sản xuất. Gần đây, tỷ giá đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm hơn một nghìn điểm xuống mức thấp kỷ lục và lãi suất cao, đẩy chi phí của các nhà đầu tư lên cao. Hiện tại, IKEA đang sử dụng các hợp đồng bảo hiểm rủi ro từ 3 đến 6 tháng để bù đắp biến động tỷ giá hối đoái.
Gỗ Việt
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 cho Đức
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng khá
- MEXICO: Đối thủ mới của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ !
- Sơn gỗ Sadolin: Giải pháp bảo vệ tiên tiến cho sản phẩm gỗ Việt
- Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đang đẩy sản xuất quay trở lại Trung Quốc
- Hapag-Lloyd xác nhận ngừng tăng giá cước vận chuyển
- Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
- Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
- Nguyên liệu đầu vào vẫn thách thức ngành gỗ Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh